Xử trí chấn thương ngực kín
Với mỗi trường hợp sau, chọn phương pháp xử trí phù hợp nhất:
- Tắc nghẽn thanh quản
- Tràn khí màng phổi hở
- Mảng sườn di động
- Tràn khí màng phổi dưới áp lực
- Chèn ép màng ngoài tim
- Đặt nội khí quản
- Mở sụn nhẫn giáp
- Tạo cửa sổ dưới mũi ức
- Đặt ống ngực
- Băng ép
Trả lời
Tắc nghẽn thanh quản | Mở sụn nhẫn giáp |
Tràn khí màng phổi hở | Băng ép |
Mảng sườn di động | Đặt nội khí quản |
Tràn khí màng phổi dưới áp lực | Đặt ống ngực |
Chèn ép màng ngoài tim | Tạo cửa sổ dưới mũi ức |
Mảng sườn di động miêu tả sự di chuyển ngược chiều của lồng ngực, xảy ra khi các xương sườn liền kề nhau bị gãy nhiều hơn một chỗ, thường theo sau chấn thương kín vào ngực.
Suy hô hấp có thể xảy ra sau đó nếu các mảng sườn này can thiệp vào sự tạo thành áp lực âm và dương trong lồng ngực vốn cần thiết cho sự di chuyển không khí qua khí quản.
Thêm vào đó, một cú đánh đủ mạnh để gây ra mảng sườn di động cũng làm đụng dập nhu mô phổi bên dưới, cũng gây ra suy hô hấp.
Điều trị bao gồm cố định thành ngực.
Mặc dù có thể thu được một số lợi ích tạm thời bằng cách làm vững chắc bên ngoài ngực (ví dụ, với các túi cát, hoặc xoay bệnh nhân về bên bị ảnh hưởng), thì đặt nội khí quản cung cấp cho ta sự kiểm soát đường thở nhanh chóng và an toàn, cũng như việc cố định ngực bên trong bằng thông khí áp lực dương.
Nghẽn đường thở biểu hiện sự tắc nghẽn từng phần hay hoàn toàn cây khí phế quản bởi các vật thể lạ, chất tiết, hoặc các tổn thương đè ép của đường hô hấp trên.
Các bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng thay đổi từ ho và khó thở nhẹ cho đến thở rít và ngừng tim do hạ oxy không khí thở vào.
Nỗ lực ban đầu nên được thực hiện nhằm làm sạch đường thở và hút các dịch tiết; với những bệnh nhân ổn định được lựa chọn, nội soi fiberoptic được tiến hành để xác định nguyên nhân gây hẹp và lấy các vật thể lạ.
Những bệnh nhân không ổn định có đường thở không thể tái thiết lập nhanh bằng làm sạch hầu họng phải được đặt ống.
Nên cố gắng đặt nội khí quản, nhưng thủ thuật mở sụn nhẫn giáp được chỉ định nếu có tắc nghẽn phía gần hoặc chấn thương hàm- mặt nghiêm trọng.
Chấn thương kín hoặc xuyên thấu vào màng ngoài tim và tim sẽ gây ra chèn ép màng ngoài tim khi áp lực dịch trong khoang màng ngoài tim vượt quá áp lực TM trung tâm và do đó ngăn cản hồi lưu TM về tim.
Hậu quả là shock, dù dịch và chức năng tim vẫn đầy đủ. Điều trị là giảm áp màng ngoài tim.
Một đường rạch dưới mũi ức, trên cơ hoành và tạo ra một “cửa sổ” màng ngoài tim, được tiến hành trong phòng phẫu thuật, cung cấp một phương tiện nhanh chóng và an toàn cho chẩn đoán chèn ép và để làm giảm sự tắc nghẽn tĩnh mạch. Nếu chảy máu nhiều trên “cửa sổ” màng ngoài tim, thì người ta cắt bỏ xương ức.

Tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép thất trái (LV), nhĩ phải (RA) lớn
Tràn khí màng phổi dưới áp lực xảy ra khi một vết rách của màng phổi tạng đóng vai trò là 1 valve một chiều và để cho không khí đi vào khoang màng phổi từ tổn thương nhu mô bên dưới nhưng không thoát ra được.
Tăng áp lực trong màng phổi gây ra xẹp phổi cùng bên, đè ép phổi đối bên do hoán vị trung thất về phía nửa lồng ngực đối diện, và giảm hồi lưu tĩnh mạch. Điều trị bao gồm giảm tràn khí màng phổi. Nó được thực hiện tốt nhất bởi đặt ống ngực.
Tràn khí màng phổi hở xảy ra khi một khiếm khuyết do chấn thương ở thành ngực cho phép sự thông thương tự do của khoang màng phổi với áp lực khí quyển.
Nếu khiếm khuyết lớn hơn 2/3 đường kính khí quản, các cố gắng hô hấp sẽ làm dịch chuyển không khí trong và ngoài qua khiếm khuyết thành ngực hơn là qua khí quản.
Điều trị ngay tức thời là băng ép tại nơi khiếm khuyết; các can thiệp sau đó bao gồm đặt ống ngực (qua một vết xẻ), xử trí khiếm khuyết của thành ngực, và cần thiết phải hỗ trợ thông khí.
Xử trí chấn thương ngực kín – Y học lâm sàng

VN88 cung cấp các trò chơi sòng bạc trực tuyến mới nhất và phổ biến nhất bao gồm baccarat, sic bo, poker và nhiều hơn nữa. Họ cũng cho tiền thưởng tiền gửi lớn đầu tiên