Xử trí bệnh nhân đuối nướcĐuối nước được định nghĩa là quá trình hệ hô hấp bị suy giảm chức năng do chìm trong nước (Final Recommendations of the World Congress on Drowning, 2002).
Đuối nước được định nghĩa là quá trình hệ hô hấp bị suy giảm chức năng do chìm trong nước (Final Recommendations of the World Congress on Drowning, 2002).
∙ Yếu tố nguy cơ gồm trẻ tuổi, không biết bơi, uống rượu, chấn thương áp lực (do lặn cùng bình nén khí), chấn thương đầu cổ, và mất ý thức liên quan tới động kinh, đái tháo đường, ngất hoặc rối loạn nhịp.
∙ Có nhiều khác biệt về sinh bệnh học giữa đuối nước ngọt và đuối nước mặn. Tuy nhiên, các tổn thương chính (v.d., giảm oxy máu và giảm oxy mô liên quan tới rối loạn thông khí tưới máu, toan hóa và tổn thương não do giảm oxy gây phù não) thường cùng xuất hiện.
∙ Hạ thân nhiệt, viêm phổi, hiếm gặp hơn là đông máu nội mạch rải rác, suy thận cấp, huyết tán cũng có thể xảy ra.
Chẩn đoán
Test chẩn đoán
Xét nghiệm
Xét nghiệm điện giải, công thức máu, khí máu động mạch. Theo dõi nhịp tim liên tục. Kiểm tra mức độ cồn trong máu và xét nghiệm chất kích thích nếu tình trạng tinh thần bất thường.
Điện tâm đồ
Theo dõi điện tâm đồ.
Cách xử trí bệnh nhân đuối nước và điều trị đuối nước
Hồi sức
∙ Cố định cột sống cổ, do có thể có chấn thương.
∙ Bắt đầu tiến hành hồi sức, tập trung kiểm soát đường thở và thông khí với oxy 100%. Có thể bệnh nhân cần được chỉ định đặt nội khí quản.
∙ Thiết lập đường truyền tĩnh mạch và truyền NaCl 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat.
∙ Điều trị hạ thân nhiệt tích cực.
Thuốc
Chỉ định kháng sinh cho những bệnh nhân đuối nước trong môi trường nước rất bẩn hoặc nước thải.
∙ Chỉ định nhập viện khoa hồi sức tích cực cho những bệnh nhân sống sót sau giai đoạn đuối nước. Phù phổi không do tim vẫn có thể xảy ra ở những bệnh nhân có thời gian đuối nước ngắn.
∙ Chỉ định nhập viện cho tất cả những bệnh nhân có những dấu hiệu hoặc triệu chứng ở phổi bao gồm ho, co thắt phế quản, khí máu biến đổi hoặc độ bão hòa oxy (SpO2) giảm, X-quang phổi bất thường.
∙ Theo dõi từ 6–8 giờ ở những bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp hoặc những bệnh nhân bị đuối nước trong thời gian ngắn hoặc nghi ngờ bị đuối nước, chỉ định xuất viện nếu phim X-quang phổi và khí máu của bệnh nhân bình thường (Ann Emerg Med 1986;15:1048).
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị chìm trong nước lâu, sau đó bất tỉnh, tím hoặc có cơn ngừng thở, thậm chí chỉ cần hồi sức ban đầu rất ít, bệnh nhân vẫn cần được nhập viện theo dõi ít nhất 24 giờ.
Biến chứng
Phù não
∘ Phù não có thể xuất hiện đột ngột trong vòng 24 giờ và là nguyên nhân chính gây tử vong. Điều trị phù não không làm tăng khả năng sống sót và theo dõi áp lực nội sọ không có nhiều tác dụng (Crit Care Med 1986;14:529).
Tuy nhiên, nếu phù não xảy ra, cần tăng thông khí để giảm mức PCO2 xuống nhưng không, dưới 25 mm Hg (để tránh co thắt mạch quá mức) và truyền manitol (1 đến 2 g/kg mỗi 3–4 giờ) hoặc lợi tiểu furosemide (1 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 4–6 giờ).
∘ Điều trị co giật tích cực bằng phenytoin.
∘ Corticoid một cách thường quy không được khuyến cáo.
∘ An thần để giảm tiêu thụ oxy và kiểm soát áp lực nội sọ là cần thiết.
Biến chứng phổi
∘ Cung cấp oxy 100% ngày từ đầu, sau đó điều chỉnh lại dựa vào kết quả khí máu động mạch.
∘ Đặt ống nội khí quản và thở máy với áp lực dương cuối thì thở ra (Positive end-expiratory pressure [PEEP]) nếu bệnh nhân ngừng thở, suy hô hấp nặng hoặc giảm oxy máu kháng với các liệu pháp oxy thông thường.
∘ Chỉ định thuốc giãn phế quản nếu có co thắt phế quản (Acad Emerg Med 1995;2:204; Pediatr Emerg Care 1995;11:153).
∘ Chỉ định Surfactan nhân tạo cho thấy không đem lại lợi ích.∙
Biến chứng chuyển hóa: Kiểm soát toan chuyển hóa bằng thông khí nhân tạo, Natri bicarbonate (nếu pH <7,2 dai dẳng), hỗ trợ thuốc nâng huyết áp.