Vi khuẩn gây bệnh lậu (NEISSERIA GONORRHOEAE)
Đặc điểm sinh vật học
Hình dạng
– Trên tiêu bản mủ nhuộm Gram, lậu cầu là những cầu khuẩn hình hạt cà phê, xếp thành đôi, Gram (-).
– Trong bệnh viêm niệu đạo cấp, vi khuẩn nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân, đôi khi rất nhiều như lèn chặt trong tế bào.
– Trong bệnh viêm niệu đạo mạn tính, trên tiêu bản thấy ít vi khuẩn, thường vi khuẩn ở ngoài tế bào.
Nuôi cấy
Rất khó nuôi cấy lậu cầu, khi ra ngoài cơ thể vi khuẩn rất dễ chết -> môi trường nuôi cấy phải giàu chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh và các yếu tố phát triển khác, với khí trường 10% CO2 / 36°C / 48 giờ. Khuẩn lạc nhỏ, dạng S, tròn, dẹt và màu xanh nhạt.
Đề kháng
– Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt ở 58°C sau 1 giờ.
– Các thuốc sát khuẩn thông thường: acid phenic 1%, sublime 0,1%, formol 0,1% / 2-5 phút.
– Ở bệnh phẩm khi ra khỏi cơ thể vi khuẩn chết nhanh.
Khả năng gây bệnh
– Lậu cầu chỉ tìm thấy ở người, không tìm thấy ở tự nhiên. Vi khuẩn có pili giúp bám vào niêm mạc; những vi khuẩn lậu không có pili thì không có độc lực.
– Bệnh lây truyền trực tiếp giữa người với người qua đường sinh dục, da, niêm mạc và giác mạc.
– Ở nam vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn.
– Ở nữ vi khuẩn gây viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng.
– Vi khuẩn có thể gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm kết mạc. Ngoài ra vi khuẩn có thể gây viêm màng phổi ở trẻ sơ sinh khi qua đường sinh dục ở người mẹ bị bệnh.
– Bệnh lậu không gây được tình trạng miễn dịch.
Chẩn đoán vi sinh vật
Chẩn đoán trực tiếp
– Bệnh phẩm: mủ, chất bài tiết từ đường sinh dục, dịch khớp…
– Nhuộm Gram: nếu giai đoạn cấp tính, lấy mủ ở bộ phận sinh dục hay niệu quản, nhuộm Gram, nếu thấy có nhiều song cầu Gram (-) nằm trong các tế bào bạch cầu đa nhân thì cũng đủ để xác định bệnh nhân bị mắc bệnh lậu.
– Nuôi cấy: trên môi trường giàu dinh dưỡng: MTM / 37°C ở khí trường 5-10% CO2.
– Các thử nghiệm định danh: 48 giờ sau khi cấy vi khuẩn có thể định danh được dựa vào nhuộm Gram, thử nghiệm Oxidase (+), lên men các loại đường Glucose, Lactose, Maltose, Sucrose.
Chẩn đoán gián tiếp: trường hợp viêm khớp do lậu, nuôi cấy không thấy vi khuẩn -> làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán: phản ứng kết hợp bổ thể (KHBT), đây là phản ứng đặc hiệu, có giá trị chẩn đoán.
Phòng bệnh và điều trị
– Phòng bệnh: chủ yếu tuyên truyền lối sống lành mạnh; phát hiện và chữa bệnh cho người mắc bệnh một cách triệt để.
– Điều trị: thường sử dụng nhóm beta lactam. Điều trị gặp khó khăn với lậu mạn tính do kháng thuốc.
Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng (Helicobacter pylori)
