Thụ thai cần những điều kiện gì? – Điều kiện cần thiết để thụ thai
Điều kiện cần có của nam giới để vợ thụ thai
– Tinh hoàn có thể sản xuất tinh trùng bình thường, hàm lượng tinh trùng trong tinh dịch cần đạt 20 triệu đến 400 triệu tinh trùng/ml, tỉ lệ dị hình <25%.
– Có hệ thống dẫn tinh khỏe mạnh, bao gồm tinh hoàn phụ, ống dẫn tinh, ông xuất tinh, niệu đạo…
– Tuyến tinh nang và tuyến tiền liệt có thể tiết dịch bình thường, đảm bảo sự sinh tồn và hoạt động của tinh trùng.
– Có khả năng giao hợp bình thường, không có biểu hiện khác thường như liệt dương, không xuất tinh
Điều kiện cần có của nữ giới
– Buồng trứng có thể tạo trứng bình thường, mỗi tháng phóng trứng 1 lần.
– Có ống dẫn trứng khỏe mạnh, thông suốt.
– Đường dẫn âm đạo, cổ tử cung, khoang tử cung thông suốt giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng.
– Môi trường trong tử cung thích hợp để trứng thụ tinh bám vào và phát triển.
Muốn thụ thai thành công còn phải tạo điều kiện thuận lợi, giao hợp vào kì rụng trứng (trước, sau 2 ngày) giúp tinh trùng có cơ hội gặp trứng.
Tạo môi trường cho bào thai phát triển
Môi trường cho bào thai phát triển tốt cần có hai môi trường lớn – nhỏ. Môi trường lớn là chỉ nơi người mẹ sinh sống, làm việc, môi trường nhỏ chỉ bản thân cơ thể mẹ.
Hai môi trường này đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai. Thể chất, tâm hồn lành mạnh của người mẹ là điều kiện cơ bản của môi trường nhỏ, ngoài ra còn cần phải có những biện pháp thích hợp để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật xâm nhập và ảnh hưởng bẩm sinh từ cơ thể mẹ.
Chẳng hạn người phụ nữ hồi nhỏ chưa bị mề đay thì nên tiêm vắc xin phòng mề đay trước khi có thai, đề phòng bị mề đay mẩn ngứa trong kì thai. Vì mề đay có thể làm trẻ bị điếc bẩm sinh (sau khi tiêm dự phòng 3 tháng không nên có thai).
Ngoài ra trước khi mang thai uống 20 mg vitamin B11 chia làm 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 3 tháng có thể dự phòng dị dạng dây thần kinh ở thai nhi.
Trong môi trường lớn có một vài nhân tố vật lý, nhân tố hóa học, nhân tố sinh vật cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai, người chồng uống rượu, hút thuốc cũng tác động xấu đến bào thai, vì thế cần cải thiện môi trường sống và công tác.
Những bệnh nào không nên có thai
Thông thường thì không nên có thai khi đang bị bệnh. Những người mắc bệnh tại các tạng phủ chính (tim, gan, thận, phổi…) muốn có thai cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và suy nghĩ cẩn thận.
Khi chưa chữa khỏi bệnh viêm gan hay lao phổi thì không nên có thai. Khi mang thai có thể làm bệnh viêm thận nặng hơn, mà viêm thận mãn tính rất có hại đối với sự phát triển của thai nhi, do đó khi bị viêm thận mãn tính không nên có thai.
Thai nghén, sinh nở và cho trẻ bú làm tăng gánh nặng của tim, do đó nếu bị bệnh tim nặng không nên có thai.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THỤ THAI
Chuẩn bị tâm lý và vật chất trước khi thụ thai
Khi vợ chồng muốn chuẩn bị đón bé cưng ra đời, các bà mẹ tương lai ngoài việc chuẩn bị vật chất cho đứa trẻ ra còn phải chuẩn bị về tâm lý.
Trước hết cần tính kỹ sự thay đổi trong cuộc sống sau khi làm mẹ. Ngoài 10 tháng mang thai ra, không những phải chăm sóc, nuôi con bằng sữa mẹ, mà còn phải lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của con.
Một khi đứa trẻ bị bệnh, không những phải lo lắng mà còn mất nhiều sức lực, tiền bạc. Tất cả những điều này các cặp vợ chồng son cần phải chuẩn bị trước. Chỉ cần hai người đồng tâm hợp lực, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm nuôi con thì nhất định sẽ thành công.
Chuẩn bị vật chất trước khi mang thai chủ yếu là sắp xếp về kinh tế, nơi ăn ở, chăm sóc người nhà và xử lý công việc ổn thỏa. Chỗ ngủ cần chú ý thông thoáng nhưng ấm cúng,… Nếu có điều kiện có thể lắp thiết bị chống nóng và sưởi ấm.
Người mẹ cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và được nghỉ ngơi hợp lý.
Giữ gìn sức khỏe trước khi thụ thai
Giữ gìn sức khỏe trước khi thụ thai cần được tiến hành ít nhất từ 6 tháng trước khi mang thai. Nội dung chính gồm:
– Giữ gìn sức khỏe cả hai vợ chồng, tránh thụ thai khi cơ thể mệt mỏi. Trước và sau khi kết hôn cả hai người lo tổ chức đám cưới, xây dựng gia đình nên khá vất vả, do đó không nên mang thai ngay sau khi cưới.
Vừa kết hôn xong tốt nhất nên lựa chọn các biện pháp tránh thai thích hợp.
– Nếu uống thuốc tránh thai, 6 tháng trước khi có thai nên ngừng uống thuốc và có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, biện pháp tránh thai tự nhiên…
– Nắm vững kiến thức thụ thai, học cách tính kì trứng rụng (14 ngày trước kì kinh tiếp theo). Khi có kế hoạch thụ thai, có thể chọn ngày trứng rụng để “động phòng”, còn trước kì trứng rụng cần hạn chế giao hợp để đảm bảo chất lượng tinh dịch.
– Tiêm vắc xin phòng mề đay và uống B11 trước khi mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Nếu mắc bệnh có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trước khi có thai.
– Chuẩn bị tốt về tâm lý, loại trừ lo lắng khi mang thai để tránh bị căng thẳng, nôn nóng, giữ cho tâm tư thoải mái.