Sử dụng Vaccin an toàn

Sử dụng Vaccin an toàn

Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, kích thích cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Tùy loại vắc xin mà hiệu lực bảo vệ có thể là miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, miễn dịch không đặc hiệu, ví dụ: tăng quá trình thực bào.

Nguyên tắc:

Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng:

Phạm vi tiêm chủng được quy định tùy theo tình hình thực tế của từng bệnh. Tỷ lệ tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa dịch.

Đối tượng tiêm chủng:

Là tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ là đối tượng đặc biệt quan tâm do sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền (6 tháng đầu) nguy cơ mắc bệnh lớn, mặt khác miễn dịch thụ động này cơ chế bảo vệ là miễn dịch dịch thể, vì vậy trẻ có thể bị mắc bệnh có cơ chế bảo vệ miễn dịch ngay từ đầu khi mới được sinh ra. Vì vậy trẻ em đều được tiêm chủng trừ đối tượng chống chỉ định. Với người lớn chỉ tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao.

Chống chỉ định: sốt cao; đang trong tình trạng dị ứng; vắc xin sống giảm độc lực không dùng cho người suy giảm miễn dịch, hoặc đang điều trị bằng thuốc đàn áp miễn dịch, hoặc phụ nữ có thai.

Thời gian tiêm chủng:

+ Thời điểm tiêm chủng: đón trước mùa dịch để cơ thể kịp hoàn thành miễn dịch. Đối với vắc xin tiêm lần đầu, thời gian tiềm tàng từ 24 giờ đến 2 tuần, hiệu giá kháng thể cao nhất sau 4 ngày đến 4 tuần. Lần tiêm sau thời gian này giảm xuống, hiệu giá kháng thể tăng cao hơn lần đầu.

+ Khoảng cách giữa các lần tiêm là 1 tháng.

+ Thời gian tiêm chủng nhắc lại: tùy thuộc thời gian duy trì được miễn dịch có hiệu lực bảo vệ của mỗi vắc xin, lần này cơ thể đáp ứng miễn dịch nhanh, mạnh hơn.

Liều lượng và đường đưa:

+ Liều lượng: tùy loại vắc xin và đường đưa. Nếu liều lượng thấp sẽ không đủ kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch, ngược lại nếu liều lượng cao quá sẽ dẫn tới hiện tượng dung nạp miễn dịch.

+ Đường tiêm:

–  Chủng (rạch da)

–  Tiêm: trong da, dưới da, tiêm bắp. Không tiêm tĩnh mạch.

–  Uống (với những vắc xin không bị dịch vị dạ dày phá hủy). Đường uống kích thích miễn dịch tại chỗ nhiều hơn đường tiêm.

Các phản ứng phụ:

+ Tại chỗ: sưng, đỏ, đau tại nơi tiêm

+ Toàn thân: sốt, co giật, nếu nặng gây shock phản vệ.

Bảo quản văc xin:

Đảm bảo yêu cầu: Khô – Tối – Lạnh (2-8 °C)

Sử dụng Vaccin an toàn

Tiêu chuẩn:

2 tiêu chuẩn

An toàn: Không gây bệnh, không gây độc, không phản ứng.

– Vô trùng: vắc xin không nhiễm vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật khác.

– Thuần khiết: không lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây phản ứng phụ bất lợi.

– Không độc.

Hiệu lực: Văc xin hiệu lực lớn là văc xin gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại miễn dịch trong một thời gian dài.

Các nhân tố ảnh hưởng hiệu lực vắc xin:

Bản chất và liều lượng vắc xin

Đường đưa vắc xin

Các chất phụ gia miễn dịch làm vắc xin chậm giáng hóa, kết quả làm giảm liều lượng văc xin đồng thời tăng miễn dịch

Tình trạng dinh dưỡng: với cơ thể suy dinh dưỡng sự đáp ứng miễn dịch sẽ giảm

Kháng thể do mẹ truyền có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch của loại vắc xin tương ứng

Các loại văc xin:

Văc xin giải độc tố: được sản xuất từ ngoại độc tố của vi sinh vật, có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố là kháng thể có khả năng trung hòa độc tố

Văc xin chết toàn thể hoặc văc xin tinh chế: sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh.

– Văc xin chết toàn thể: là vi sinh vật bị giết chết rồi lấy toàn bộ huyền dịch để chế văc xin

 – Văc xin tinh chế: chỉ lấy các thành phần kháng nguyên quan trọng có tác dụng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch tế bào.

Văc xin sống giảm độc lực: được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, sau đó làm giảm độc lực bằng cách cấy truyền nhiều lần để vi sinh vật không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn kích thích được cơ thể hình thành miễn dịch toàn thể và miễn dịch tại chỗ, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.


Nguyên nhân nhiễm trùng bệnh viện

Leave a Reply