Phân biệt hen và COPD
Hen phế quản | COPD |
Thường khởi phát trong thời kỳ niên thiếu | Thường gặp ở người >40 tuổi |
Tiền sử dị ứng, viêm mũi, chàm Tiền sử gia đình có người mắc hen | Tiền sử hút nhiều thuốc, tiếp xúc với khói bụi |
Triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị nguyên, thường xảy ra vào ban đêm, khó thở thì thở ra. Gần hết cơn thì ho tăng dần, khạc đàm trắng dính. Sau cơn bệnh nhân trở về bình thường, có thể nằm đầu bằng để ngủ | Ho và khạc đàm là triệu chứng nổi bật. Khạc đàm lúc đầu ít vào buổi sáng, cơn bùng phát thường có đàm mủ. Khó thở ban đầu gặp trong đợt cấp, sau đó khó thở khi gắng sức, về sau khó thở khi nghỉ ngơi. |
Giới hạn lưu lượng khí phục hồi nhiều với test giãn phế quản Xét nghiệm đờm có nhiều Eosinophil, tinh thể Charcot-Leyden IgE tăng | Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục sau nghiệm pháp giãn phế quản |
GOLD 2017 – Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính định nghĩa:
COPD là một bệnh lý thường gặp, có thể ngăn ngừa và điều trị được, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp trường diễn và giới hạn luồng thông khí do bất thường về đường thở và/hoặc phế nang thường gây ra do tiếp xúc đáng kể với các hạt hay khí độc hại.
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở kèm tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích. Bệnh hen phế quản biểu hiện với các cơn khó thở rít tự hồi phục hay do điều trị.
Hen có thể là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của giới hạn luồng không khí mạn tính và COPD. Người lớn bị hen có nguy cơ mắc COPD cao gấp 12 lần so với những người không bị hen, sau khi điều chỉnh hút thuốc lá. Sự đáp ứng quá mức của đường thở có thể tồn tại nếu không có chẩn đoán hen và đã được chứng minh là một yếu tố tiên đoán độc lập về COPD và tử vong cũng như nguy cơ suy giảm chức năng phổi ở bệnh nhân COPD nhẹ.
Kết quả đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đo chức năng hô hấp còn để theo dõi tiến triển của bệnh, kiểm tra điều trị và tiên lượng bệnh. Đo chức năng hô hấp: biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục sau nghiệm pháp giãn phế quản. Sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số lý thuyết phối hợp với FEV1/FVC < 70% chứng tỏ có giới hạn lưu lượng khí không hoàn toàn phục hồi.

Best Price On Cialis Coupon
Prednisone
pastillas priligy en mexico
viagra generica