Những trẻ nào dễ bị thiếu máu thiếu sắt?
Nuôi con bằng sữa mẹ
1] Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ > 6 tháng, con bạn dễ bị thiếu máu thiếu sắt (TMTS) GẤP 7 LẦN những đứa trẻ khác.
Lý do: hàm lượng sắt trong sữa mẹ rất thấp, trong 6 tháng đầu đời, con bạn sử dụng lượng sắt dự trữ từ mẹ và từ sữa nên sẽ không bị thiếu. Nhưng nếu sau 6 tháng tuổi bạn chưa bổ sung thực phẩm giàu sắt, bé tăng nguy cơ TMTS lên gấp 7 lần.
Sữa bò
[2] Nếu con bạn đang sử dụng sữa bò >700mL/ngày, con bạn dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn đứa bé dùng <700ml/ngày.
Lý do: hàm lượng sắt trong sữa bò cao hơn sữa mẹ nhưng lại là loại sắt rất khó hấp thu. Bên cạnh đó, uống lượng lớn sữa gây cản trở việc hấp thụ sắt từ thức ăn giàu sắt khác.
Sinh non
[3] Nếu con bạn sinh non hoặc nhẹ cân <2,5kg, con bạn dễ bị thiếu máu thiếu sắt GẤP 8,26 LẦN đứa trẻ khác.
Lý do: sắt dự trữ trong cơ thể bé truyền từ mẹ vào những năm tháng cuối thai kỳ , việc bị sinh non hoặc nhẹ cân khiến tổng lượng sắt dự trữ giảm sút trầm trọng và khiến bé tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.
Con trai
[4] Nếu con bạn là CON TRAI, con bạn nguy cơ thiếu máu thiếu sắt GẤP 2 LẦN CON GÁI.
Lý do : Là con gái thật tuyệt !
[5] Nếu con bạn có những triệu chứng của thiếu máu sau, con bạn nên đi xét nghiệm máu 1 lần, con bạn có khả năng bị thiếu máu thiếu sắt GẤP 4,5 LẦN bé không có triệu chứng (tuy nhiên, các triệu chứng này nên được đánh giá bởi bác sĩ, việc đánh giá bởi cha mẹ mang tính cảm quan và sẽ không chính xác)
– Da xanh xao, nhợt nhạt
– Rụng tóc, đặc biệt hình vành khăn
– Móng tay móng chân nhăn nheo, mất bóng
– Nhìn bé chậm chạp, không bệnh nhưng không lanh lợi như bé khác
– Chậm tăng ký
– Hay ốm vặt
-….
Theo thống kê tại Hoa Kỳ – một quốc gia phát triển hàng đầu, 1/3 số trẻ em thiếu máu chỉ phát hiện tình cờ qua khám sức khoẻ tổng quát, 50% số phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt do không uống viên sắt dự phòng trong thời gian mang thai. Việc dự phòng nên theo chỉ định của bác sĩ Sản
Chia sẻ để bố/mẹ cùng theo dõi cho bé tốt hơn.
Những trẻ nào dễ bị thiếu máu thiếu sắt?