Nguyên nhân gây tăng Kali máu
Giảm đào thải Kali ra khỏi cơ thể
+ Các bệnh về thận: Suy thận cấp, đợt tiến triển của suy thận mạn, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường có suy thận, suy thận mạn giai đoạn cuối, các bệnh lý về thận gây vô niệu.
Các bệnh lý về thận làm giảm mức lọc cầu thận và gây ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa, rối loạn điện giải trong đó tăng Kali máu là một hậu quả.
+ Bệnh Addison (Addison’s disease): Aldosterone có tác dụng tái hấp thu Na và đào thải K ở ống lượn xa và ống góp. Suy thượng thận nguyên phát làm giảm sản xuất Aldosterone, giảm đào thải K ra khỏi cơ thể.
Tăng lượng Kali đi vào cơ thể
+ Sử dụng thực phẩm nhiều Kali như chuối, các loại hoa quả đặc biệt là hoa quả khô, nước dừa, …
+ Uống các thuốc chứa Kali, truyền dịch chứa Kali,…
Tăng lượng Kali từ nội bào ra ngoại bào
+ Nhiễm toan nặng: H+ trao đổi với K+ qua kênh K+/H+ ở màng tế bào. Khi nhiễm toan, H+ trong máu tăng sẽ trao đổi với K+ và làm tăng K+ máu, đồng thời giảm lượng K+ nội bào.
+ Mất nước nội bào: Làm thể tích tế bào co nhỏ, nồng độ Kali nội bào tăng -> tăng vận chuyển Kali từ nội bào ra ngoại bào qua kênh Na/K
+ Do hủy bào:
Chấn thương: Tế bào bị phá hủy giải phóng Kali từ đó làm tăng Kali máu.
Tiêu cơ vân: Các nguyên nhân gây tiêu cơ vân cấp đều có thể làm tăng Kali máu: Chấn thương, nghiện rượu, ngộ độc thuốc, thiếu máu cục bộ,…
Chảy máu đường tiêu hóa: Hồng cầu bị phân hủy trong lòng ống tiêu hóa giải phóng Kali, Kali được hấp thụ vào máu và làm tăng Kali máu
Do thuốc
Xem: Các thuốc làm tăng Kali máu
Kali máu – Nguyên nhân gây tăng Kali máu
Phần lớn Kali trong cơ thể nằm trong tế bào (98% tổng lượng Kali của cơ thể).
Nồng độ Kali huyết thanh bình thường là 3,5-5 mEq/L, ngược lại nồng độ Kali trong tế bào khoảng 150 mEq/L.
Như vậy, khu vực dịch ngoại bào là nơi nồng độ Kali huyết thanh được định lượng chỉ chiếm 2% tổng lượng Kali toàn cơ thể.
Do vậy các rối loạn về nồng độ Kali huyết thanh thường là hậu quả của sự dịch chuyển Kali qua màng tế bào và không phản ánh một cách chính xác tình trạng thiếu hụt hay dư thừa tổng lượng Kali trong cơ thể.
Bài xuất Kali được thực hiện qua thận là chủ yếu, đa phần là ở ống góp dưới tác động của Aldosterone. Quá trình bài xuất Kali thường cùng lúc với tái hấp thu Natri, do vậy liên quan với sự thiếu hụt thể tích và tăng áp lực động mạch. Aldosterone cũng gây bài xuất H+ trên ống góp nên các tình trạng toan kiềm của bệnh nhân thường gợi ý bằng chứng để phát hiện nguyên nhân gây rối loạn Kali trong cơ thể.
Tăng nồng độ Kali máu cấp tính hay biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Các tác động về thần kinh – cơ được biểu hiện bằng tình trạng yếu cơ, có thể tiến triển đến mức gây liệt mềm và giảm thông khí phổi. Giống giảm Kali máu, những thay đổi điện tim không tương quan một cách chặt chẽ với tăng nồng độ Kali máu. Tăng Kali máu mức độ vừa sẽ cho thấy sóng T nhọn và tăng biên độ. Tăng Kali máu nặng hơn sẽ gây PR, QRS kéo dài, chậm dẫn truyền nhĩ thất và mất sóng P. Cuối cùng rung thất và vô tâm thu có thể xảy ra.
Sự dịch chuyển Kali từ nội bào ra ngoại bào có thể làm tăng nồng độ Kali huyết thanh tạm thời song không làm biến đổi tổng lượng K+ trong cơ thể.
Các nguyên nhân tiềm tàng gây dịch chuyển Kali bao gồm thiếu hụt insulin, tăng nồng độ thẩm thấu dịch ngoại bào.
Đái tháo đường có nhiễm toan ceton có thể thúc đẩy tình trạng tăng Kali máu qua thiếu hụt insulin tương đối mặc dù có sự thiếu hụt tổng lượng Kali trong cơ thể. Một số thuốc gây dịch chuyển Kali ra khu vực ngoại bào có thể kể đến là thuốc chẹn beta không chọn lọc, digitalis, succinylcholine.
Thận bị tổn thương đáp ứng với sự suy giảm chức năng tiến triển bằng cách tăng bài xuất Kali ở các đơn vị cầu thận còn chức năng.
Cơ chế này thường được duy trì tới khi tốc độ lọc cầu thận giảm xuống đến mức thiểu niệu, do vậy đối với bệnh nhân không thiểu niệu thường có một cơ chế gây tăng Kali máu thứ hai như thiếu hụt thể tích tuần hoàn hay gặp đối với các bệnh nhân nằm hồi sức.
Nếu triệu chứng lâm sàng được biểu hiện hoặc thay đổi điện tâm đồ đi kèm với tình trạng tăng Kali máu thì cần thiết tiến hành ngay các biện pháp làm hạ nhanh chóng nồng độ Kali.
Canxi làm ổn định màng tế bào cơ tim nhưng không làm giảm nồng độ Kali, do vậy cần được cho đồng thời với các biện pháp điều trị khác nhằm tăng chuyển Kali vào trong tế bào (insulin, albuterol) và thúc đẩy bài xuất Kali (lợi tiểu, lọc máu). NaHCO3 ít được ưa chuộng do tác dụng tương đối yếu khi không có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa do acid vô cơ. Biện pháp lọc máu thường giành cho các trường hợp tăng Kali máu nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Ngoài ra cần hạn chế Kali nhập vào cơ thể bằng cách thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày.
Video TĂNG KALI MÁU:
Nguyên nhân gây tăng Kali máu – Y học lâm sàng
Best Overseas Pharmacy
levitra 5mg
Opiates And Keflex