Tên chung quốc tế: Insulin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Insulin tác dụng nhanh (hòa tan) (dung dịch tiêm), insulin hòa tan 40 đv/ml ống 10 ml; 100 đv/ml ống 10 ml.
Insulin isophan, tiêm (dịch treo để tiêm) insulin isophan 40 đv/ml ống 10 ml; 100 đv/ml ống 10 ml.
Chỉ định: Đái tháo đường typ 1 (mọi dạng); cấp cứu đái tháo đường và trong lúc mổ; hôn mê do đái tháo đường hoặc nhiễm acid ceton (dạng tác dụng nhanh).
Chống chỉ định: Dị ứng với insulin bò hoặc insulin lợn hoặc với một trong các thành phần của chế phẩm (metacresol, protamin, methyl – parahydroxybenzoat).
Thận trọng: Dùng insulin người làm khó phát hiện các triệu chứng sớm báo hiệu hạ đường huyết; tiêm dưới da phải đảm bảo đủ độ sâu (chọc kim vuông góc với mặt da); luân chuyển chỗ tiêm; tại một chỗ, các mũi tiêm phải xa nhau; chỉ tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch insulin tác dụng nhanh trong cấp cứu; không được tiêm tĩnh mạch insulin isophan; những ngày đầu điều trị phải theo dõi đường huyết thường xuyên để chỉnh liều; không dùng insulin có khả năng gây miễn dịch cho phụ nữ mang thai.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Liệu pháp insulin phải được thực hiện tại bệnh viện trong giai đoạn đầu. Liều lượng phải được điều chỉnh theo kết quả giám sát đều đặn nồng độ glucose – máu. TCYTTG khuyến cáo nồng độ glucose – máu tĩnh mạch lúc đói phải giữ trong phạm vi 3,3 – 5,6 mmol/lít (60 – 100 mg/dL) và không được thấp dưới 3 mmol/lít. Insulin tác dụng nhanh có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (trường hợp cấp cứu). Để điều trị duy trì, thuốc được tiêm 15 – 30 phút trước bữa ăn. Insulin isophan không được tiêm tĩnh mạch. Thuốc có thể tiêm 2 lần mỗi ngày phối hợp với insulin tác dụng nhanh; hoặc tiêm 1 lần, đặc biệt ở người cao tuổi. Thuốc có thể trộn với insulin tác dụng nhanh trong cùng 1 bơm tiêm, hoặc 2 loại thuốc đã được trộn sẵn (insulin isophan hai pha).
Liều dùng: Đái tháo đường typ 1, tiêm dưới da người lớn liều ban đầu 0,6 – 0,75 đv/kg/ngày chia làm 3 lần. Trong tuần đầu, liều có thể tăng tới 1 đv/kg/ngày hoặc có thể giảm tới 0,1 – 0,5 đv/kg/ngày tuỳ theo nồng độ glucose – máu. Với tuyến cơ sở, chỉ nên dùng liều thấp (0,1 – 0,5 đv/kg/ngày).
Hôn mê đái tháo đường: Chuyển bệnh viện.
Tác dụng không mong muốn: Hạ đường huyết; phản ứng tại chỗ (ban đỏ, ngứa chỗ tiêm; phát triển mô mỡ ở chỗ tiêm); nổi mày đay; phù mạch; phản vệ; hạ kali huyết; teo mô mỡ dưới da chỗ tiêm.
Xử trí ADR: Các phản ứng tại chỗ sẽ tự hết; tiêm insulin tinh khiết hơn hoặc insulin người vào chỗ bị teo (nếu bị teo mô mỡ); luân chuyển chỗ tiêm để tránh phát triển mô mỡ; người bệnh phải được hướng dẫn phát hiện dấu hiệu sớm bị hạ đường huyết và ăn hoặc uống nước đường khi bắt đầu thấy triệu chứng; không dùng insulin có tác dụng nhanh vào buổi tối.
Độ ổn định và bảo quản: Bảo quản bột insulin trong lọ kín, tránh ánh sáng, để ở nơi nhiệt độ thấp – 20 oC đến 8 oC). Chế phẩm để tiêm phải được bảo quản trong tủ lạnh (2 oC – 8 oC), không được để đóng băng. Thuốc được bảo tồn trên 2 năm nếu được bảo quản đúng như trên. Có thể 526 18.7.2 Thuốc uống chống đái tháo đường bảo quản thuốc ở nhiệt độ 25 oC trong 1 tháng, ở nơi mát và không bị chiếu nắng. Phải lắc nhẹ lọ thuốc trước khi rút thuốc ra và nếu lọ thuốc để ở tủ lạnh thì phải đưa về nhiệt độ bình thường.