Hỏi đáp: Phân biệt đái tháo đường Type 1 và Type 2

Hỏi đáp: Phân biệt đái tháo đường Type 1 và Type 2

Hỏi:

Chào Bác sĩ,
Bác sĩ vui lòng cho biết làm thế nào để phân biệt đái tháo đường Type 1 và Type 2? Xin cảm ơn Bác sĩ!


Đáp: Chào bạn,

Đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 1 thường xảy ra ở người trẻ tuổi do rối loạn tự miễn dịch gây phá hủy tế bào beta, do đó insulin không được tiết ra đầy đủ dẫn đến tăng đường huyết.

Người bệnh thường có triệu chứng của tăng đường huyết rất rõ như: khát nước, uống nước nhiều, sụt cân, tiểu đêm. Nếu đường huyết tăng quá cao, người bệnh có thể bị nhiễm acid xeton trong máu gây rối loạn nguy hiểm cho cơ thể, do đó, người bệnh cần phải tim insulin hằng ngày để giữ đường huyết ổn định.

ĐTĐ tuýp 2 thường xảy ra ở những người lớn tuổi mà có tình trạng béo phì, thừa cân. Triệu chứng thường không rõ rệt, có thể phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe, xét nghiệm máu thấy đường trong máu cao.

Do không có biểu hiện rõ rệt người bệnh thường chủ quan không quan tâm cho tới khi đường huyết tăng cao nhiều gây ra các biến chứng. Cần phải đi tầm soát sớm bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói.

TS BS. Trần Quang Nam – Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược
(Theo Sài gòn giải phóng)
Ảnh: Nguồn Internet

Phân biệt đái tháo đường Type 1 và Type 2


Đái tháo đường

Đái tháo đường được định nghĩa là tình trạng rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kết hợp với các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do tụy giảm tiết insulin, đề kháng insulin hoặc cả hai.

Có mấy loại đái tháo đường chính?

ĐTĐ Type 1:

Xảy ra khi tế bào beta của tụy bị phá hủy dẫn tới thiếu insulin hoàn toàn.

Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế miễn dịch, lúc đó kháng thể được tạo ra để chống lại kháng nguyên bên ngoài sẽ quay ngược trở lại tấn công vào các tế bào của đảo tụy.

Thể này hay gặp ở người trẻ, gầy, biểu hiện với triệu chứng rầm rộ bao gồm ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, một số trường hợp xuất hiện biến chứng trong đó hay gặp nhất là nhiễm toan ceton.

Thiếu insulin, glucose sẽ không được vận chuyển vào trong tế bào làm nồng độ đường trong máu tăng cao, bệnh nhân phải dùng insulin suốt đời.

ĐTĐ Type 2:

Tình trạng kháng insulin có thể được thấy ở hầu hết các đối tượng bị ĐTĐ Type 2, lúc đó insulin được tiết ra đầy đủ nhưng tế bào lại không đáp ứng với chúng, làm tăng glucose máu. Khi đó insulin máu cũng tăng theo để bù lại sự đề kháng, tuy nhiên tụy tiết càng nhiều insulin thì sự đề kháng càng tăng, đến một lúc nào đó thiếu hụt insulin sẽ xảy ra khi tụy bị suy yếu, dẫn đến ĐTĐ Type 2.

ĐTĐ Type 2 hay gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, béo phì hay thừa cân (tham gia vào tình trạng kháng insulin); biểu hiện triệu chứng thường không rầm rộ.

Loại đái tháo đường này được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, giảm cân, dùng thuốc dạng uống; tuy nhiên khi tụy đã suy, việc dùng insulin có thể được đặt ra.

Ngoài ra còn có các loại đái tháo đường khác như đái tháo đường thai kỳ, do bệnh lý di truyền, bệnh tuyến tụy ngoại tiết, nhiễm khuẩn, do thuốc hoặc hóa chất, thứ phát sau các bệnh lý nội tiết,…


Tìm hiểu về đái tháo đường

Leave a Reply