https://www.simoneetkurt.ch/wp-includes/slot-gacor-gampang-menang/ https://www.avisvascularcentre.com/wp-content/uploads/sbobet/ https://holycrosshigh.co.za/COVID19/slot-gacor/ https://www.avisvascularcentre.com/what-type-of-doctor-will-treat-my-varicose-veins/ https://bitcoinnewsinfo.com/wp-content/slot-gacor-2022/ https://www.maquillaje-para.net/



Đường dùng thuốc cho trẻ em

Đường dùng thuốc cho trẻ em

Đường uống

Đây là đường thông dụng và hợp lý nhất đối với trẻ em vì:

  • Tiện lợi, không gây đau cho trẻ.
  • Dễ thực hiện.
  • Khả năng hấp thu thuốc ở dạ dày trẻ em cao hơn người lớn vì hệ thống vi nhung mao dày đặc, ruột trẻ em dài .
  • Độ pH ở dạ dày của trẻ em kiềm tính hơn người lớn nên trẻ dùng một số thuốc ít bị xuất huyết và chịu được liều hơn người lớn.
  • Một số men phá hủy chưa hình thành ( như men phá hủy Strepxomycin)

Nên khi sử dụng thuốc cần lưu ý:

  • Các thuốc nên sử dụng dưới dạng lỏng, xirô, nước thơm, ngọt.
  • Số lượng không quá nhiều các thuốc khó uống, nên chia làm nhiều lần uống.
  • Nên nghiền nhỏ thuốc đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.
  • Khi trẻ nôn nhiều không nên dùng thuốc tránh sặc vào phổi.nên chuyển sang đường tiêm.
  • Không dùng cồn, rượu để pha thuốc.
  • Thường sử dụng nhất trừ trường hợp bệnh nhân không chịu uống, ói , hôn mê.
  • Không nên ép trẻ uống thuốc vì dễ sặc vào đường hô hấp
  • Tốc độ hấp thu thuốc ở trẻ em sẽ giảm theo thứ tự sau: dung dịch, huyền phù, viên nén, viên nén dạng thải chậm.

Đường trực tràng

  • Rất thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhi hôn mê, co giật, ói nhiều: thuốc an thần phenobarbital, diazepam; thuốc hạ nhiệt aspirin, paracetamol…. vì sử dụng qua đường này có tác dụng nhanh do niêm mạc trực tràng hấp thu tốt và dễ làm.
  • Thuốc có thể bị phá hủy bởi các men tiêu hóa. Sử dụng thuốc qua đường này có nhược điểm là sự hấp thu thuốc không hằng định và một số thuốc có thể gây kích thích tại chỗ trực tràng.

Tiêm bắp, tiêm dưới da

  • Ít dùng và nên tránh ở trẻ nhỏ vì khối cơ nhỏ, chưa được tưới máu đầy đủ.
  • Khó tiên đoán được khả năng tác dụng của thuốc.
  • Chỉ dùng trong những trường hợp bắt buộc, khi tiêm bắp nên tiêm ¼ trên ngoài mông.

Tiêm mạch

  • Khi cần đạt nồng độ thuốc nhanh và cao trong máu.
  • Nếu cần truyền tĩnh mạch ở trẻ nhỏ nên dùng bơm tiêm tự động.

Qua tuỷ sống

Dùng để bơm kháng sinh khi trẻ bị viêm màng não, bơm hóa chất trong bệnh BC cấp.

Thuốc thoa da hay nhỏ niêm mạc

  • Da trẻ em mỏng, tưới máu tốt.
  • Khả năng hấp thụ qua da tốt hơn người lớn, nên khi dùng thuốc thoa phải cẩn thận:

Không nên bôi trên một diện tích rộng vì dễ gây ngộ độc như: betadin.

Tránh xoa các loại tinh dầu ( dạng cồn, mỡ) vì : có thể làm bỏng da và kích thích mạnh lên các tận cùng thần kinh -> rối loạn các trung tâm tim mạch, hô hấp.

  • Ở trẻ sơ sinh tỷ lệ giữa diện tích da và cân nặng gấp ba người lớn, do đó dễ ngấm thuốc qua da gấp 3 lần .

Nhỏ mắt: Cẩn thận khi dùng đặc biệt dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh hay có corticoid.

Nhỏ mũi :

  • Thường dùng nhất là nước muối sinh lý .
  • Không được dùng các dung dịch dầu để nhỏ mũi vì nếu bé bị sặc thì dầu sẽ vào phổi.
  • Không được dùng thuốc co mạch tại chỗ ở trẻ nhỏ (rhinex): có thể gây choáng.

Khí dung  (aerosol)

  • Khí dung ngày càng được dùng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị.
  • Biện pháp này cho phép:
  • Đưa một lượng lớn thuốc vào cơ thể đến vị trí tác động của nó.
  • Giảm được tác dụng không mong muốn ở toàn thân.
  • Chỉ có các phân tử thuốc có kích thước 0.5 – 1 micron là đến và lắng đọng trong phế nang.
  • Khí dung (aerosol) tốt hơn loại xịt (netbulization) vì kiểm soát đươc liều lượng và dùng đươc ở mọi lứa tuổi, ít gây ngộ độc.
  • Thuốc thường dùng nhiều nhất ở trẻ em trong phun khí dung là salbutamol trong điều trị hen phế quản và viêm tiểu phế quản.

    Nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ em


 

Leave a Reply

situs togel terpercaya no 1 casino live togel