Điều trị thiếu máu ở trẻ em
Thiếu máu nhẹ
Trẻ nhỏ (< 6 tuổi) được xem là thiếu máu khi Hb < 9,3 g/dl (tương đương Hct < 27%). Nếu có thiếu máu, cần điều trị, trừ khi trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng cấp nặng.
- Uống sắt tại nhà mỗi ngày (thuốc viên hoặc sirô) trong 14 ngày.
Dặn cha mẹ đưa trẻ tái khám sau 14 ngày. Điều trị trong 3 tháng nếu có thể, việc điều trị cần 2–4 tuần để cải thiện thiếu máu và 1–3 tháng để sắt dự trữ đủ.
- Nếu trẻ ≥ 1 tuổi và chưa uống mebendazole trong 6 tháng trước, dùng 1 liều mebendazole (500 mg) điều trị giun móc cũng như các loại giun ký sinh phá hoại đường ruột khác.
- Khuyến khích mẹ nên cho trẻ ăn đúng cách
Thiếu máu nặng
Truyền máu sớm khi:
Hct ≤12% hay Hb ≤4 g/dl
Trẻ không thiếu máu nặng (Hct, 13–18%; Hb, 4–6 g/dl) nhưng có kèm một trong triệu chứng sau:
– Lâm sàng có mất nước
– Sốc
– Rối loạn tri giác
– Suy tim
– Thở khó, rút lõm
– Mật độ kí sinh trùng sốt rét trong máu cao (> 10% hồng cầu có kí sinh trùng)
• Nếu có hồng cầu lắng, truyền 10 ml/kg trong 3-4 giờ sẽ tốt hơn truyền máu toàn phần. Nếu không có, truyền máu tươi (20 ml/kg) trong 3-4 giờ.
• Đo lại nhịp thở và mạch mỗi 15 phút. Nếu tăng hoặc có dấu hiệu suy tim như ran ẩm đáy phổi, gan to hay tĩnh mạch cảnh cổ nổi thì truyền chậm lại. Nếu có bằng chứng của quá tải dịch do truyền máu, chích lợi tiểu 1–2 mg/kg, tối đa tổng liều 20 mg.
• Sau truyền máu, nếu Hb vẫn thấp như trước thì truyền thêm.
• Ở trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng, quá tải dịch là biến chứng nguy hiểm và thường gặp. Truyền hồng cầu lắng hoặc máu toàn phần 10 ml/kg (tốt hơn 20 ml/kg), và không truyền tiếp chỉ dựa trên Hb thấp hoặc trong vòng 4 ngày sau truyền lần đầu.
Truyền máu
Lưu trữ máu
Sử dụng các chế phẩm đã được xét nghiệm loại trừ các bệnh lây qua đường máu. Không dùng máu quá hạn sử dụng hoặc đã ra đông hơn 2 giờ.
Truyền máu lưu trữ ở 4°C với lượng lớn, nhanh > 15 ml/kg/giờ có thể gây hạ thân nhiệt, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Các vấn đề truyền máu
Máu có khả năng là phương tiện phát tán bệnh truyền nhiễm (như sốt rét, giang mai, viêm gan B và C, HIV). Do đó, xét nghiệm kĩ máu người cho là điều cần thiết. Để hạn chế những nguy cơ, chỉ truyền máu khi thật sự cần thiết.
Chỉ định truyền máu
Có năm chỉ định chung để truyền máu:
• Mất máu cấp, khi mất 20–30% tổng lượng máu và vẫn còn đang tiếp tục mất máu
• Thiếu máu nặng
• Sốc nhiễm trùng (nếu truyền dịch không đủ để duy trì thể tích tuần hoàn; truyền máu nên thực hiện bên cạnh kháng sinh liệu pháp)
• Máu tươi toàn phần có thể cung cấp cả huyết tương và tiểu cầu cho đông máu trong trường hợp không có các chế phẩm máu riêng lẻ.
• Thay máu ở trẻ sơ sinh có vàng da nặng.
Truyền máu
Trước khi truyền máu cần kiểm tra:
• Đúng nhóm máu, tên bệnh nhân, mã số trên nhãn và chế phẩm máu (trong trường hợp cấp cứu, để giảm nguy cơ bất tương hợp hay phản ứng truyền máu bằng phản ứng chéo hoặc dùng nhóm máu O- nếu có)
• Bịch máu còn nguyên
• Bịch máu không để rã đông hơn 2 giờ ở bên ngoài, huyết tương không có màu hồng hoặc đóng cục, hồng cầu không chuyển màu tím hoặc đen
• Trẻ không có triệu chứng suy tim. Nếu có, chích tĩnh mạch 1 mg/kg furosemide khi bắt đầu truyền đối với trẻ có thể tích tuần hoàn bình thường.
Không chích furosemide vào trong bịch máu.
Ghi lại biểu đồ thân nhiệt, nhịp thở và mạch.
Thể tích máu toàn phần truyền nên khởi đầu 20 ml/kg, trong 3–4 giờ.
Trong khi truyền:
• Nếu có thể, dùng máy truyền dịch để kiểm soát tốt tốc độ truyền.
• Kiểm tra máu truyền đúng tốc độ.
• Theo dõi xem có triệu chứng của phản ứng truyền máu không, đặc biệt trong 15 phút đầu.
• Ghi nhận tổng trạng, thân nhiệt, mạch và nhịp thở mỗi 30 phút
• Đánh dấu thời gian bắt đầu và kết thúc truyền máu, ghi lại thể tích máu đã truyền và bất kì phản ứng nào nếu có.
Sau truyền máu:
Đánh giá lại trẻ. Nếu cần truyền thêm máu, truyền thêm một lượng tương tự kèm lặp lại furosemide.
Phản ứng truyền máu
Nếu có phản ứng truyền máu xảy ra, đầu tiên nên kiểm tra lại tên trên nhãn bịch máu và bệnh nhân. Nếu có sự khác biệt thì phải ngưng truyền máu ngay lập tức và báo lại cho ngân hàng máu.
