https://www.simoneetkurt.ch/wp-includes/slot-gacor-gampang-menang/ https://www.avisvascularcentre.com/wp-content/uploads/sbobet/ https://holycrosshigh.co.za/COVID19/slot-gacor/ https://www.avisvascularcentre.com/what-type-of-doctor-will-treat-my-varicose-veins/ https://bitcoinnewsinfo.com/wp-content/slot-gacor-2022/ https://www.maquillaje-para.net/



Chuyện tiêm chủng mở rộng ở trạm y tế

Chuyện tiêm chủng mở rộng ở trạm y tế

Tiêm chủng mở rộng ở trạm y tế là công việc được thực hiện thường xuyên, tháng nào cũng có, nhìn vào thì nghĩ là đơn giản nhưng để làm cho nó đạt kết quả tốt thì không phải là dễ.

Quanh chuyện tiêm chủng cũng có nhiều điều để ngẫm nghĩ.

Tháng đầu tiên đi làm Cactus được phân công về giám sát tiêm chủng ở một trạm y tế phường, gọi là “giám sát” nhưng thực ra bác sĩ mới ra trường như Cactus chủ yếu vẫn là đang học hỏi và rút kinh nghiệm cho mình. Đi trạm này rồi trạm khác, đi giám sát tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng chiến dịch… đi càng nhiều thì càng nhìn thấy nhiều thứ.

Đầu tiên là phải kể đến người nhà đưa trẻ đi tiêm chủng.
Nơi Cactus làm việc là một thành phố lớn, nơi Cactus giám sát cũng là một địa bàn ở trung tâm thành phố, nhìn chung người dân ở đây đều có trình độ kiến thức cao, bởi vậy sự quan tâm của họ dành cho con cái cũng rất lớn.
Có những bà mẹ đưa con đi tiêm từ lúc tờ mờ sáng dù trạm y tế phải 7h30 mới bắt đầu tiêm, là vì họ sợ đi muộn thì sẽ hết vắc xin cho con mình, nhưng cũng có bà mẹ đưa con đi sớm vì lý do khác, ấy là vì họ muốn tiêm xong sớm để về sớm mẹ đi làm, con đi học; có người thì bố mẹ không đưa đi mà ông bà bồng cháu đi…
Tất cả những trường hợp này đều dành sự quan tâm lớn cho con cháu nhưng sự quan tâm của họ đã không đúng cách, đưa trẻ đi từ sớm dễ làm trẻ bị cảm lạnh, tiêm xong phải ở lại 30 phút để theo dõi, về nhà phải theo dõi trẻ trong 24 giờ  nhưng bà mẹ cứ muốn về để đi làm đi học, thử hỏi lúc trẻ lỡ xảy ra phản ứng thì ai sẽ chăm sóc kịp thời.
Lại có những trường hợp bà mẹ chở con tới trạm là vội vào xin tiêm liền cho con, hỏi vì sao thì bảo sợ con trễ học, mẹ trễ làm.
Đấy, tâm lý đưa con đi “tiêm cho có tiêm” gặp ở rất nhiều bậc phụ huynh, họ cứ nghĩ tiêm xong là được rồi mà không để ý tới sự an toàn của trẻ sau tiêm, đáp ứng miễn dịch thế nào.
Có một câu chuyện mà Cactus được nghe kể lại thế này: mẹ chồng và con dâu đưa trẻ tới trạm y tế nọ để tiêm vắc xin, trong khi bà mẹ chồng đợi ngoài sân thì con dâu đưa trẻ vào khám, bác sĩ khai thác tiền sử thì biết trẻ đang bị ho, sổ mũi nên không cho tiêm, hẹn tháng sau tới.
Người con dâu bế trẻ ra sân thì mẹ chồng hỏi vì sao không tiêm, con dâu nói là bác sĩ bảo ho thì không tiêm, lập tức bà mẹ chồng giáng cho con dâu một bạt tai, kèm theo lời mắng ai bảo mày ngứa miệng nói với họ cháu tao bị ho làm gì…
Với những trường hợp này thì sự can thiệp, nhắc nhở của nhân viên y tế là rất quan trọng.Nhưng không phải ở đâu, không phải nhân viên y tế nào cũng làm được điều đó.
Đi nhiều Cactus càng khâm phục những y bác sĩ mà sự nhiệt thành của họ rất khó có từ nào để mô tả được. Những bà mẹ nói trên chỉ biết cười trừ khi bị bác sĩla vì chăm con không đúng cách, nhưng la thì la mà rồi những bác sĩ ấy vẫn nhẹ nhàng chỉ bảo cho bà mẹ.
Ví như hôm nọ Cactus ngồi xem một chị bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng ở trạm y tế, thật sự Cactus đã rất khâm phục con người ấy không chỉ bởi chuyên môn mà cái chính là bởi sự nhiệt thành và tấm lòng nghĩ cho người dân. Điều đó được thể hiện qua những câu hỏi tiền sử của trẻ một cách kỹ lưỡng và đầy tình cảm – hỏi mẹ mà như đang hỏi con: “ui ui, bé cười kìa, lần trước tiêm về có sốt không bé, ồ! bé sốt à, thương quá… bữa sau bé nói mẹ không đưa đi tiêm từ sớm tinh mơ nữa nghe, như vậy là không tốt đâu nghe…”; rồi những lời tư vấn về hạ sốt, phòng bệnh được dặn dò một cách kỹ càng, dễ hiểu và giống như đang chia sẻ kinh nghiệm nuôi con giữa 2 bà mẹ (chị ấy cũng đang nuôi con nhỏ) chứ không phải giọng kẻ cả, bề trên như nhiều nơi mà Cactus từng thấy.
Cactus ngồi nhìn và trong đầu luôn tự hỏi liệu mai này khi được phân công về hỗ trợ cho các trạm y tế chưa có bác sĩ, hay biết đâu đến lúc nào đó sẽ về với trạm y tế làm, nhiệm vụ của Cactus cũng sẽ như vậy thì Cactus có thể đủ nhiệt thành mà phục vụ người dân không, những việc đơn giản và nho nhỏ, có lợi ích thiết thực như vậy Cactus có thể làm tốt được hay không mà lại cứ muốn làm những thứ to tát, cao siêu…
Cactus băn khoăn vì một điều thực tế là thái độ y bác sĩ cũng bị ảnh hưởng bởi thái độ của bệnh nhân và người nhà, nếu bệnh nhân và người nhà không được thân thiện thì sự nhiệt thành và công tâm của y bác sĩ cũng sẽ bị giảm, mà thái độ lại có tác động tới hành vi nên khi làm những việc liên quan tới sức khỏe người khác mà chúng ta không có sự nhiệt thành, công tâm thì hậu quả thật tai hại.
Xã hội phức tạp, con người cũng đa dạng, có người rất biết đối nhân xử thế nhưng cũng có nhiều người không biết đến phép lịch sự tối thiểu.
Bởi vậy hằng ngày bắt gặp những người không còn giữ được sự công tâm trong công việc thì Cactus cũng thông cảm phần nào.
Nhưng câu hỏi mà Cactus vẫn luôn đặt cho bản thân là làm sao để mai này Cactus không như họ, làm sao để luôn công tâm, không lấy cái cớ áp lực công việc để ngụy biện cho thái độ của mình với bệnh nhân, rồi liệu gương mặt bừng sáng, ánh mắt thân thiện, nụ cười ấm áp này có làm cho trẻ hết sợ tiêm không, có làm cho các ông bố bà mẹ yên tâm giao con cái cho bác sĩ không…

 

Câu trả lời thật không dễ dàng…

  Thu nhập của nhân viên y tế

Chuyện tiêm chủng mở rộng ở trạm y tế

 

Leave a Reply