https://www.simoneetkurt.ch/wp-includes/slot-gacor-gampang-menang/ https://www.avisvascularcentre.com/wp-content/uploads/sbobet/ https://holycrosshigh.co.za/COVID19/slot-gacor/ https://www.avisvascularcentre.com/what-type-of-doctor-will-treat-my-varicose-veins/ https://bitcoinnewsinfo.com/wp-content/slot-gacor-2022/ https://www.maquillaje-para.net/



CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ NHAU BONG NON

CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ NHAU BONG NON

I. Định nghĩa

Nhau bong non (NBN) là tình trạng nhau bám ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc chấn thương.

II. Chẩn đoán

• Triệu chứng cơ năng

– Đột ngột đau bụng dữ dội.

– Ra huyết âm đạo đen loãng, không đông.

• Triệu chứng thực thể

– Tử cung co cứng nhiều. Trương lực cơ tử cung tăng, tử cung cứng như gỗ và tử cung tăng chiều cao.

– Có thể có thai suy hay mất tim thai.

– Có thể có choáng.

– Có thể có hội chứng tiền sản giật.

– Khám âm đạo: Ra máu âm đạo lượng từ ít tới nhiều, đỏ sậm, loãng, không đông, đoạn dưới căng, cổ tử cung chắc, siết chặt ở lỗ trong cổ tử cung, màng ối căng phồng, nước ối có thể có máu.

• Cận lâm sàng

– Siêu âm có thể không thấy khối máu tụ sau nhau nhưng cũng không được loại trừ NBN.

– Các xét nghiệm máu không giúp chẩn đoán NBN nhưng có thể chẩn đoán hậu quả rối loạn đông máu do NBN.

• Phân loại

– Thể nhẹ

+ Tổng trạng bình thường, chảy máu ít.

+ Có thể không có dấu suy thai.

+ Chuyển dạ thường diễn tiến nhanh.

+ Thường chỉ chẩn đoán được khi làm siêu âm hoặc ghi nhận dấu ấn của huyết tụ trên bánh nhau ngay sau sinh.

– Thể nặng – phong huyết tử cung nhau

+ Sản phụ đau dữ dội.

+ Mất tim thai.

+ Có thể kèm hội chứng tiền sản giật nặng.

+ Tình trạng choáng nặng.

+ Ra máu âm đạo sậm đen, loãng không đông.

+ Trương lực cơ tử cung tăng, tử cung cứng như gỗ và tử cung tăng chiều cao.

+ Cổ tử cung cứng, ối căng phồng, nước ối có thể có máu.

Chẩn đoán NBN chủ yếu dựa trên lâm sàng. Xét nghiệm chỉ hỗ trợ thêm cho lâm sàng.

III. Xử trí

1. Nguyên tắc xử trí

Tùy thuộc vào

– Tổng trạng thai phụ.

– Tuổi thai.

– Tình trạng thai.

2. Xử trí

• Nhau bong non thể nặng, ảnh hưởng tổng trạng mẹ: MLT cấp cứu

– Mổ đường dọc.

– Thắt động mạch tử cung dự phòng.

– Nếu xảy ra băng huyết xem phác đồ băng huyết.

  Phác đồ điều trị nhiễm trùng hậu sản

– Dựa vào tuổi, PARA, tổng trạng mẹ quyết định cắt tử cung.

• NBN thể nhẹ, tổng trạng mẹ và biểu đồ TT cho phép Tuổi thai > 34 tuần

– Tiên lượng sinh trong vòng 1giờ: bấm ối, sinh đường âm đạo.

– Tiên lượng diễn tiến CD thuận lợi: bấm ối, tăng co (nếu gò không đủ), sinh đường âm đạo.

– Tiên lượng diễn tiến CD không thuận lợi: MLT.

Tuổi thai < 34 tuần

– Hỗ trợ phổi (Betamethasone 12mg x 24 giờ, hiệu quả nhất sau 24 giờ), theo dõi sát tình trạng mẹ và thai.

– Trong thời gian theo dõi, nếu tình trạng mẹ và thai diễn tiến xấu thì MLT cấp cứu.

– Sau hỗ trợ phổi, tổng trạng mẹ ổn định, tim thai tốt thì có thể CDTK bằng tăng co phối hợp thuốc mềm CTC để sinh đường âm đạo khi thuận lợi hoặc MLT khi không thuận lợi.

Trường hợp thai chết

– Tổng trạng mẹ bị ảnh hưởng: MLT.

– Tình trạng mẹ cho phép: bấm ối, tăng co theo dõi sinh đường âm đạo.

– Điều trị nội khoa tích cực khi có rối loạn đông máu.


43/ CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT GAI NHAU/CHỌC ỐI

CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT GAI NHAU/CHỌC ỐI

KHẢO SÁT RỐI LOẠN NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỆNH LÝ DI TRUYỀN PHÂN TỬ THAI NHI

I. Sàng lọc quý 1

(Áp dụng cho tất cả thai phụ đến khám thai ở tuổi thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ)

– Kết quả xét nghiệm phối hợp theo FMF (ĐMDG + PAPP-A và βHCG) ≥1/250.

– Nếu kết quả sàng lọc quý 1 thấp (<1/250) nhưng siêu âm hình thái học quí hai có bất thường, nguy cơ hiệu chỉnh sẽ thay đổi tùy theo từng loại bất thường như bảng 1 hoặc bảng 2. Kết quả nguy cơ sau cùng ≥ 1/250 có chỉ định chọc ối.

Bảng 1: Tỉ số nguy cơ (LR) của dấu chứng đơn độc trên siêu âm

Dấu chứng siêu âmTỉ số nguy cơ
Bất /Thiểu sản xương mũix 41
Da gáy dàyx 10
Não thất bên dãnx 5
Xương cánh tay ngắnx 4
Ruột echo dàyx 3
Xương đùi ngắnx 1.5
Ổ echo dày trong timx 1
Dãn bể thậnx 1
Nang đám rối mạng mạchx 1
Dị tật thai (thoát vị rốn, kênh nhĩ thất, hẹp tá tràng)x 5.2

Bảng 2: Tỉ số nguy cơ (LR) của hai dâu chứng trên siêu âm

  Sản khoa: Ngôi bất thường là gì?
Ổ echo dày/timDãn bể thậnXương cánh tay ngắnXương đùi ngắnRuột echo dàyDa gáy dày
Ổ echo dày trong timX8X 15X 30X25X80
Dãn bể thậnX 8X10X30X25X 80
X đùi ngắnX15X10X50X40X100
X cánh tay ngắnX30X30X50X100X 300
Ruột echo dàyX25X25X40X100X200
Da gáy dàyX80X80X100X300X200

II. Sàng lọc quý 2

(Áp dụng cho những thai phụ đến khám ở tuổi thai muộn hơn 14- 21 tuần)

– Nguy cơ HC Down kết hợp tuổi và Triple test

+ Nguy cơ cao ≥ 1/250: Chọc ối.

+ Nguy cơ < 1/350: khám thai định kỳ và siêu âm hình thái học ở tuổi thai 20 – 22 tuần. Nếu có dấu chứng bất thường trên siêu âm, nguy cơ ban đầu sẽ được hiệu chỉnh lại theo tỉ số nguy cơ của từng dấu chứng hoặc hai dấu chứng (Bảng 1 và bảng 2), nếu kết quả cuối cùng > 1/250 có chỉ định chọc ối.

+ Nếu kết quả siêu âm hình thái học bình thường, nguy cơ ban đầu sẽ giảm đi 1/3.

III. Sản phụ khám thai sau 21 tuần

– Không làm Triple test.

TuổiNguy cơ
351/302
361/238
371/185
381/142
391/108
401/82
411/62
421/46

– Nguy cơ ban đầu là nguy cơ theo tuổi mẹ._

– Nguy cơ hiệu chỉnh tùy kết quả siêu âm

+ Kết quả siêu âm bình thường: Nguy cơ giảm 1/3.

* Ví dụ sản phụ 38 tuổi, nguy cơ ban đầu theo tuổi mẹ là 1/142, kết quả siêu âm bình thường nguy cơ sẽ giảm đi 1/3 thành 1/426.

+ Kết quả siêu âm bất thường, nguy cơ sẽ thay đổi tùy theo tỷ lệ tăng lên của mỗi loại bất thường ở bảng 1 và 2.

+ Ví dụ sản phụ 35 tuổi, nguy cơ là 1/302, siêu âm có da gáy dày sẽ tăng nguy cơ lên 10 lần nên nguy cơ hiệu chỉnh là 1/30.

IV. Những chỉ định đặc biệt

– Bố mẹ mang rối loạn cấu trúc NST.

– Tiền sử sinh con bị Thalassemia.

– XN huyết đồ nghi ngờ Thalassemia.

– Không cần làm XN sinh hóa ở những trường hợp trên

– Theo yêu cầu của thai phụ và gia đình.

 

Leave a Reply