https://www.simoneetkurt.ch/wp-includes/slot-gacor-gampang-menang/ https://www.avisvascularcentre.com/wp-content/uploads/sbobet/ https://holycrosshigh.co.za/COVID19/slot-gacor/ https://www.avisvascularcentre.com/what-type-of-doctor-will-treat-my-varicose-veins/ https://bitcoinnewsinfo.com/wp-content/slot-gacor-2022/ https://www.maquillaje-para.net/



Cấp cứu hô hấp tuần hoàn ở trẻ em

Cấp cứu hô hấp tuần hoàn ở trẻ em

(Theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Nhi đồng 2)

Chẩn đoán ngưng thở ngưng tim

– Hôn mê: lay gọi không tỉnh
– Lồng ngực không di động
– Không mạch trung tâm:
+ Nhũ nhi: mạch khuỷu, mạch bẹn
+ Trẻ lớn: mạch cổ, mạch bẹn

Lay gọi, kêu giúp đỡ

– Lay gọi bệnh nhân

– Nếu không đáp ứng là hôn mê, nghi ngờ ngưng thở ngưng tim khi hôn mê và kêu gọi người giúp đỡ

Cấp cứu theo phương pháp A-B-C

Hồi sức cơ bản/tiến bộ

– Hồi sức cơ bản: thực hiện tại nơi xảy ra tai nạn ngoài bệnh viện

– Hồi sức tiến bộ: thực hiện tại cơ sở y tế, bệnh viện có đủ y dụng cụ và thuốc cấp cứu.

ĐƯỜNG THỞ (A – Airway)

Đánh giá

Đường thở có thông không?

Ngửa đầu nâng cằm để khai thông đường thở. Nếu nghi chấn thương cột sống cổ, dùng phương pháp nâng hàm và cố định cổ để tránh di lệch cột sống cổ.

Lấy dị vật (nếu có)

+ Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực: sơ sinh, nhũ nhi
+ Thủ thuật Hemlich: trẻ lớn
+ Không dùng tay móc mù dị vật vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn và làm tổn thương niêm mạc miệng hầu.

Trẻ có thở tự nhiên không?

+ Nếu không, lập tức thông khí bằng hà hơi thổi ngạt (cơ bản), bóng – Mask hoặc đặt nội khí quản (tiến bộ)
+ Nếu có, hô hấp có đảm bảo không?
+ Nhìn độ di động của lồng ngực
+ Nhận biết dấu hiệu suy hô hấp (thở rít, thở nhanh, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp phụ)

Xử trí

Sử dụng ống thông mũi – hầu, miệng – hầu ở những trẻ có rối loạn tri giác

+ Ống thông miệng – hầu: ở bệnh nhân bất tỉnh (đo từ mép miệng đến góc hàm)
+ Ống thông mũi – hầu: ở bệnh nhân còn tỉnh (đo từ đầu mũi đến gờ bình tai)

Bóng – Mask

Có thể thông khí hiệu quả kéo dài cho bệnh nhân nếu thực hiện đúng kỹ thuật (kèm ấn nhẹ sụn thanh quản), quan sát độ di động của lồng ngực.

Đặt nội khí quản

Ở bệnh nhân không thở hoặc suy hô hấp nặng, tắc nghẽn đường thở, cần hồi sức kéo dài

  Whispered Online Dating Site Secrets

HÔ HẤP (B – breathing)

Đánh giá
Khi đường thở được đảm bảo, cần đánh giá lại vị trí của ống NKQ.
Xử trí
  • Thông khí bằng đường miệng – miệng, miệng – mũi: cung cấp 2 nhịp thở (1 giây/nhịp).

+ Ở sơ sinh, 1 nhịp thở: 3 lần ấn tim
+ Ở trẻ nhũ nhi, trẻ lớn: 2 nhịp thở: 30 lần ấn tim (1 người cấp cứu), hoặc 2 nhịp thở: 15 lần ấn tim (2 người cấp cứu) hoặc bóng chứa khí dự trữ – miệng với 100% oxy. Đánh giá thông khí thích hợp: quan sát độ di động của lồng ngực. Nếu có tắc nghẽn, khai thông lại đường thở. Nếu độ di động lồng ngực kém, đặt NKQ.

  • Thông khí bằng bóng – mask:  

Tần số 20 nhịp/phút (30 nhịp/phút ở trẻ nhũ nhi)
+ Sử dụng kỹ thuật E-C: bàn tay không thuận tạo thành hình chữ C với ngón cái và ngón trỏ đặt trên mặt nạ, đảm bảo mặt nạ kín và không ấn mặt nạ xuống. Các ngón tay còn lại móc giữ ở xương hàm (không ấn vào mô mềm), đặt ngón út sao cho 3 ngón còn lại tạo thành hình chữ E, nâng hàm hướng lên về phía mặt nạ.
+ Đánh giá độ di động của lồng ngực và âm thở
+ Đặt thông dạ dày làm giảm áp dạ dày

  • Đặt ống NKQ

TUẦN HOÀN (C – Circulation)

Đánh giá

– Nhịp tim: đánh giá nhịp nhanh/chậm, rối loạn nhịp hoặc vô tâm thu.
Nhịp tim < 60 lần/phút cần thực hiện ấn tim. Nhịp tim > 240 lần/phút thường là nhịp nhanh thất hơn nhịp nhanh xoang.

– Sự tưới máu: đánh giá mạch, thời gian đổ đầy mao mạch (CRT bình thường < 2 giây), tri giác, cung lượng nước tiểu. Nếu không xác định được mạch trong 10 giây: thực hiện CPR.

– Huyết áp: hạ huyết áp là biểu hiện trễ của tình trạng suy tuần hoàn

Hạ huyết áp = Huyết áp tâm thu < [70 + (2 x số năm tuổi)]

Xử trí
  • Ấn ngực:

+ Đặt bệnh nhân trên mặt phẳng cứng (tấm gỗ dẹp)
+ Độ sâu khi ấn khoảng 1/2 – 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực, không ngắt quãng, ngực nảy lên hoàn toàn.

Cấp cứu hô hấp tuần hoàn

+ Trẻ sơ sinh và nhũ nhi (< 1 tuổi):
Kỹ thuật dùng 2 ngón tay của một bàn tay (1 người cấp cứu)

  1xbet на айфон 6s, 1xbet на айфон в россии

Kỹ thuật dùng 2 bàn tay: ôm vòng quanh ngực bệnh nhi, dùng 2 ngón cái ấn tim (thường được lựa chọn)

Cấp cứu hô hấp tuần hoàn

  • Dùng máy sốc điện: hai hình thức:

+ Chuyển nhịp tim: sốc điện đồng bộ, trong trường hợp rối loạn nhịp nhưng còn mạch và không rối loạn huyết động.

+ Khử rung: sốc điện không đồng bộ, điều trị rung thất, nhịp nhanh thất mất mạch, liều cao hơn hình thức chuyển nhịp tim.

Vị trí đặt bản điện cực: 1 bản đặt ở bên phải, cạnh xương ức, ngang mức liên sườn II, 1 bản đặt bên trái ở đường nách giữa, ngang mức mũi ức.

THUỐC

  • Lập đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
  • Sau 90 giây nếu không được hoặc bệnh nhân có ngưng tim, chích xương chày lập đường truyền trong xương(dùng kim 18 gắn vào ống tiêm 3 ml tiêm vào mặt trước đầu trên xương chày, dưới lồi củ chày 1 khoát ngón tay)
  • Có thể lập đường truyền trung ương (thường là tĩnh mạch đùi) với người có kinh nghiệm.
  • Một số loại thuốc cấp cứu có thể dùng qua nội khí quản nhưng liều phải gấp đôi liều truyền qua tĩnh mạch: epinephrine, atropine, lidocain, naloxone.

Epinephrine

– Epinephrine (Adrenaline) 1/10.000 TM

– Chỉ định: ngưng tim

– Cách pha: dung dịch epinephrine 1/10.000 dùng ống tiêm 10 ml rút 1 ml dung dịch Epinephrine 1‰ + 9 ml nước cất.
– Liều: 0,1 ml/kg dung dịch 1o/ooo TM. Sau khi bơm epinephrine: bơm 2-5 ml Normal saline để đẩy thuốc.
– Sau 3-5 phút tim chưa đập lại: lặp lại liều hai liều như trên hoặc gấp 10 lần và lặp lại mỗi 3-5 phút.
– Trường hợp không có đường tĩnh mạch:
+ Liều: 0,1 ml/kg dung dịch epinephrine 1‰ pha NaCl 9‰ cho đủ 3-5 ml.
+ Sau bơm NKQ: bóp bóng để thuốc phân tán và hấp thu vào hệ tuần hoàn.

Bicarbonate ưu trương

Không thường quy vì nguy cơ ứ CO2 gây nặng thêm tình trạng toan hô hấp.

– Chỉ định: toan chuyển hóa nặng

– Nếu không thử khí máu được: có thể xem xét chỉ định bicarbonate sau 10 phút bóp bóng giúp thở và tiêm Epinephrine bệnh nhân vẫn còn ngưng thở ngưng tim.

– Liều: dung dịch bicarbonate 8,4% 1 ml/kg/lần hay dung dịch 4,2% 2ml/kg/lần TMC, không được dùng chung với đường TM đang truyền calci.


 

Leave a Reply