» CÁC CÂU HỎI VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

CÁCH LY

  1. Cách ly y tế là gì?

Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.   

  1. Tại sao khi có dịch Covid-19 lại phải tiến hành cách ly y tế?

Theo Luật phòng, chống bện truyền nhiễm 2007, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm nên bắt buộc phải tiến hành các biện pháp cách ly y tế.

  1. Có những hình thức cách ly y tế nào?
    • Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: áp dụng với các bệnh dịch thông thường, ít có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng;
    • Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (như bệnh viện): áp dụng với các bệnh dịch có nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng;
    • Cách ly nghiêm ngặt: là hình thức cách ly cao nhất, “nội bất xuất – ngoại bất nhập”. Nghĩa là ai đang ở khu vực cách ly nghiêm ngặt thì không được ra khỏi khu vực cách ly cho đến khi có quyết định kết thúc cách ly của cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, ai đang ở ngoài khu vực cũng không được vào cho đến khi kết thúc cách ly.
  2. Thế nào là cách ly y tế tập trung?

Cách ly y tế tập trung là khi một nhóm người có nguy cơ mắc bệnh (ví dụ nhóm người này vừa từ vùng có dịch trở về) thì được tập trung tại một khu vực (có thể là doanh trại quân đội, bệnh viện dã chiến…) để cách ly theo quy định.

  1. Thế nào là tự cách ly?

Tự cách ly là viêc tự cá nhân bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có triệu chứng hoặc bị bệnh đã xét nghiệm âm tính với mầm bệnh nhưng nghi ngờ chưa thực sự hết khẳ năng lây nhiễm chủ động cách ly bản thân mình nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

  1. Những người nào thuộc diện phải cách ly khi trong đợt dịch Covid-19 này?

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân Covid-19 phải được cách ly.

  1. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:
    • Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
    • Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
    • Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
    • Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kz tình huống nào.
    • Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;
    • Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
  1. Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện):

Những người đã mắc bệnh Covid-19 sẽ được cách ly tại Bệnh viện theo quy định và theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi khỏi bệnh và hết thời gian cách ly sẽ được về nhà. c. Cách ly nghiêm ngặt:

Áp dụng với toàn bộ những người đang ở trong một khu vực (ví dụ một thôn/bản hoặc một xã) hoặc ở một đơn vị, cơ quan nào đó mà có quyết định cách ly nghiêm ngặt thì đều phải cách ly. Không ai được ra khỏi khu vực cách ly cho đến khi có quyết định kết thúc cách ly của cơ quan có thẩm quyền, bất kể người đó có nguy cơ mắc bệnh hay không có nguy cơ mắc bệnh.

  1. Người đang bị bệnh Covid-19 chưa khỏi thì phải áp dụng hình thức cách ly nào và cách ly trong bao lâu?

Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh. Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người đang bị bệnh phải áp dụng cách ly nghiêm ngặt và cách ly cho đến khi điều trị khỏi, hết triệu chứng, có xét nghiệm virus tối thiểu 2 lần âm tính. Sau khi ra viện, vẫn phải tự cách ly ở nhà đủ 14 ngày.

  1. Người đang bị ho, sốt, khó thở mới chỉ nghi ngờ bị bệnh Covid-19 chưa có khẳng định chắc chắn thì phải áp dụng hình thức cách ly nào, cách ly trong bao lâu và tại sao?

Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người đang bị sốt ho, khó thở nghi ngờ mắc Covid-19 phải đến ngay cơ sở y tế khám, nhập viện và thực hiện cách ly bắt buộc. Thực hiện ngay bằng các biện pháp dự phòng lây nhiễm: vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi: (đeo khẩu trang, rửa tay khi tiếp xúc địch tiết đường hô hấp, hạn chế tiếp xúc với người khác, nếu có thì phải cách xa >2m), thực hiện cách ly bắt buộc nếu có yếu tố dịch tễ (trở về từ vùng có dịch, tiếp xúc hoặc tiếp xúc gần với người bệnh mắc Covid-19…). Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 để xác định ca bệnh. 

Thời gian cách ly tối thiểu là 14 ngày kể từ ngày phát hiện triệu chứng hoặc đến khi có xét nghiệm Covid-19 âm tính.

  1. Người không có biểu hiện bệnh mới chỉ nghi ngờ bị nhiễm Covid-19 (do trước đó nghi có tiếp xúc với mầm bệnh) thì phải áp dụng hình thức cách ly nào, cách ly trong bao lâu và tại sao?

Theo qui định hiện nay của Bộ Y tế, người không có triệu chứng gì nhưng trước đó có tiếp xúc với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh thì chỉ cần áp dụng cách ly tại nhà nhưng phải thông báo cho cơ sở y tế biết. Người này nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc người khác, thường xuyên rửa tay sau bằng xà phòng sau khi có tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể. Thông báo ngay khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở. Thời gian cách ly cũng là 14 ngày.

  1. Tại sao người đi về từ vùng có dịch dù không có biểu biện bị bệnh hoặc nghi ngờ tiếp xúc với mầm bệnh vẫn phải tiến hành cách ly?

Vì những người này hoàn toàn có thể lây nhiễm virus từ vùng có dịch nhưng chưa có biểu hiện bệnh. Nhóm người này cần cách ly để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Nếu không khách ly nhóm người này mà họ xuất hiện triệu chứng bệnh thì số người phải cách ly tiếp theo là rất lớn và rất khó kiểm soát triệt để được. 

  1. Người vào vùng dịch làm nhiệm vụ trở về có phải tiến hành cách ly không?

Những người được phân công vào làm nhiệm vụ ở nơi có dịch (như nhân viên y tế hoặc nhân viên cung ứng lương thực, thực phẩm thuốc men cho vùng dịch…) thường đã được bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân và đã được huấn luyện thuần thục các biện pháp phòng chống dịch. Hoạt động này được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt và được giám sát chặt chẽ. Tùy theo mức độ công việc của người đó, cũng như thao tác kỹ thuật phòng chống dịch mà người đó thực hiện… các cơ quan chức năng sẽ quyết định mức độ cách ly của những người này.

  1. Một nhóm người đi về từ vùng có dịch nên được tổ chức cách ly tập trung trong theo kế hoạch 14 ngày; ban đầu tất cả không có biểu hiện bệnh nhưng ngày thứ 10 thì có 1 người sốt nên người này được chuyển đi nơi khác để điều trị và theo dõi thêm những người còn lại đến ngày thứ 14 cũng không có ai bị sôt vậy những người này sẽ được ra khỏi nơi cách ly hay vẫn tiếp tục phả cách ly?

Nhóm người này đi về từ vùng dịch được cách ly đến ngày thứ 10 xuất hiện 01 người có sốt thì phải cách ly người này và xét nghiệm xác định ca bệnh. Nếu dương tính với Covid-19

thì thời gian cách ly những người tiếp xúc gần phải tiếp tục thêm 14 ngày kể từ ngày người bệnh kia bị sốt. Nếu xét nghiệm âm tính thì chỉ cần cách ly đủ 14 ngày theo kế hoạch.

  1. Tại sao phải hạn chế đi lại với những người đang sống trong vùng có dịch cho dù họ không có biểu biện bị bệnh hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh?

Việc hạn chế đi lại của những người trong vùng có dịch giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người khác, đặc biệt là những người không có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng (trong thời kz ủ bệnh) được chứng minh là vẫn lây lan mạnh.  

  1. Những người đang sống trong vùng có dịch cần phải hạn chế đi lại cho đến khi nào và tại sao?

Những người sống trong vùng dịch được yêu cầu hạn chế đi lại vì như vậy sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vì những người không có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng (trong thời kz ủ bệnh) được chứng minh là vẫn lây lan cho những người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp và tiếp xúc thông thường. Việc hạn chế đến khi nào sẽ do có quan chức năng quyết định trên cơ sở cân nhắc nhiều yếu tố trong đó có thời gian ủ bệnh của bệnh, thời điểm cuối cùng không có ca nhiễm mới và thời điểm bệnh nhân cuối cùng khỏi bệnh.

  1. Một người đang ở trong vùng có dịch, ban đầu khỏe mạnh tự nhiên bị sốt có phải là đã bị nhiễm Covid-19 hay không?

Không chắc chắn vì sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh, tuy nhiên người có sốt thì cần phải tự cách ly, kiểm tra y tế và theo dõi. Nếu xuất hiện thêm dấu hiệu hô hấp cần đến cơ sở y tế khám, sàng lọc và xét nghiệm Covid-19 để khẳng định có bị bệnh hay không.

 

                 

GIÁM SÁT THÂN NHIỆT

  1. Tại sao lại tiến hành giám sát thân nhiệt để kiểm soát dịch bệnh?

Giám sát thân nhiệt chỉ là một biện pháp kiểm soát dịch bước đầu để phát hiện người có sốt khi nhập cảnh, khám bệnh… Hầu hết các ca bệnh nhiễm Covid-19 đều có sốt nên đây là bước sơ bộ kiểm soát dịch vì đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên biện pháp quan trọng vẫn là phát hiện sớm, cách ly và phòng ngừa trong lây nhiễm Covid-19.

  1. Ngoài giám sát thân nhiệt còn có biện pháp nào để kiểm soát dịch bệnh nữa không?

Ngoài giám sát thân nhiệt còn khải kê khai các yếu tố dịch tễ như đến từ vùng dịch và theo dõi các triệu chứng hô hấp, quản l{ và cách ly các người đến từ vùng dịch, tiếp xúc người bệnh và nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh hô hấp, vệ sinh nhà cửa và hạn chế tiếp xúc đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm.

  1. Những cách đo thân nhiệt nào thường được áp dụng trong phòng chống dịch và độ tin cậy của các phương pháp ấy như thế nào?

Đo thân nhiệt có thể dùng máy đo thân nhiệt từ xa, đo thân nhiệt qua da bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt kế điện tử đo trán, tai. Tuy nhiên các cách đo này chỉ để sàng lọc vì chúng có sai số nhất định. Các trường hợp nghi ngờ sốt cần được kiểm tra lại bằng nhiệt kế y tế để xác định.

  1. Nếu không có nhiệt kế điện tử thì nên dùng nhiệt kế gì để giám sát thân nhiệt cho nhiều người và phải lưu ý vấn đề gì khi sử dụng loại nhiệt kế đó?

Nếu không có nhiệt kế điện tử thì có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo ở nách. Tuy nhiên đo cách này mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc. Vì vậy, việc an toàn là cần sát khuẩn cồn sau mỗi lần đo trên một người; không được dùng đo nhiệt độ miệng vì tăng nguy cơ lây nhiễm.

  1. Khi đo nhiệt độ ở trán bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là bị sốt?

Trên 37 độ C thì được coi là sốt.

 

SỬ DỤNG KHẨU TRANG

  1. Tại sao đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp?

Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mềm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm. Hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn khi cả người mang mầm bệnh và người không mang mầm bệnh cùng sử dụng khẩu trang.

  1. Có bao nhiêu loại khẩu trang y tế, cấu tạo cơ bản và công dụng của mỗi loại?

Khẩu trang y tế có 2 loại: khẩu trang ngoại khoa và khẩu trang có hiệu lực lọc cao.

Khẩu trang ngoại khoa chỉ ngăn ngừa được các giọt bắn có kích thước lớn từ 5 micromet trở lên và lây truyền trong phạm vi 1m khi ho, hắt hơi, hút đờm dãi…

Khẩu trang hoạt lực cao (N95, N96, N99…) ngăn ngừa lây truyền qua đường hô hấp qua các giọt nhỏ dưới 5 micromet.

 

 

  1. Khi nào cần dùng khẩu trang y tế N95 để dự phòng lây nhiễm Covid-19?

Khi ở môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các các giọt nhỏ dưới 5 micromet bắn ra từ đường hô hấp người mang mầm bệnh. Vì vậy khẩu trang N95 được chỉ định cho nhân viên y tế và người nhà khi chăm sóc người bệnh có tiếp xúc trực tiếp trong vòng bán kính 2 mét để ngăn ngừa Covid-19 lây truyền qua đường không khí.

  1. Đeo khẩu trang là để bảo vệ người chưa bị nhiễm hay bảo vệ người đã bị nhiễm Covid-19?

Đeo khẩu trang có tác dụng kép vừa để bảo vệ người chưa bị nhiễm và người đã bị nhiễm. Cả hai mục đích này đều quan trọng. Hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn khi cả người mang mầm bệnh và người không mang mầm bệnh cùng sử dụng khẩu trang, đặc biệt là trong thời kz có dịch bệnh đường hô hấp như dịch Covid-19.

  1. Tại sao người đã nhiễm Covid-19 vẫn cần phải đeo khẩu trang?

Người đã bị nhiễm vẫn cần đeo khẩu trang để bảo vệ tránh bị nhiễm thêm các mần bệnh khác có thể làm cho bệnh nặng hơn đồng thời ngăn phát tán virus ra môi trường bên ngoài làm lây cho người tiếp xúc hoặc lây gián tiếp qua các vật dụng như bàn tay, tay nắm cửa, dụng cụ sinh hoạt… để bảo vệ cộng đồng. Vì thế Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 qui định người mang mầm bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kể cả không phải lúc có dịch bệnh, nhiều người đã có ý thức tự đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng nếu họ bị ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh đường hô hấp cho cộng đồng. Đây là hành động thể hiện trách nhiệm của các nhân với cộng đồng.

  1. Vì sao nói khẩu trang y tế 3 lớp đã có thể ngăn cản hiệu quả lây nhiễm Covid-19?

Khẩu trang y tế 3 lớp có cấu tạo: lớp ngoài cùng chống thấm, lớp giữa là màng lọc, lớp trong là lớp thấm nước. Khi sử dụng, không khí đi qua màng lọc và bị giữ lại các hạt nhỏ từ 90-95% các tác nhân gây bệnh. Nếu bị văng bắn giọt lớn vào mặt ngoài chúng sẽ bị rơi xuống đất nên nguy cơ hít vào mũi miệng người đeo là rất thấp vì vậy đeo khẩu trang y tế 3 lớp đã có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm Covid-19.

  1. Đeo khẩu trang y tế như như nào là đúng cách?

Khi đeo đảm bảo tay sạch, luôn đeo mặt chống thấm ra ngoài, chỉnh thanh kim loại cho ôm sát mũi và quai đeo chắc chắn. Khẩu trang phải chùm kín được mũi, miệng. Không sờ tay vào mặt ngoài trong suốt quá trình sử dụng.

Khi tháo phải vệ sinh tay, dùng tay tháo dây đeo và chỉ cầm dây đeo bỏ vào thùng rác, không sờ vào mặt ngoài khẩu trang. Thời gian đeo khẩu trang dùng 1 lần khoảng 6-8 giờ.

  1. Khi ở bên ngoài vùng có dịch có nhất thiết phải đeo khẩu trang không?

Khi ở ngoài vùng có dịch không có nghĩa là không có nguy có nhiễm mần bệnh vì virus có thể phát tán từ người mang mầm bệnh không triệu chứng. Tuy nhiên nguy cơ ấy khác nhau trong từng hoàn cảnh tiếp xúc, sinh hoạt khác nhau. Ví dụ như chỉ ở nhà không tiếp xúc với người bên ngoài có nguy cơ thấp hơn so với hay đến dự một sự kiện ở nơi công cộng có nhiều người không quen biết. Mọi người nên học cách đánh giá nguy cơ để đưa ra quyết định nên đeo khẩu trang hoặc chưa cần thiết phải đeo khẩu trang. Có như vậy sẽ tránh được tâm lý hoang mang – nhất là tâm l{ đám đông, dẫn đến các tình trạng hoảng loạn quá lo lắng vì đã “quên không đeo khẩu trang” hoặc đổ xô đi mua khẩu trang để đeo gây ra các hệ lụy không tốt cho xã hội về cung ứng khẩu trang y tế.

  1. Khi nào cần đeo khẩu trang?

Người dân cần đeo khẩu trang y tế trong các trường hợp: Khi có các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở; khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm/nghi ngờ nhiễm Covid-19; khi chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở hoặc được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi khám tại cơ sở y tế.

  1. Khẩu trang vải có tác dụng dự phòng lây nhiễm Covid-19 không?

Có. Tuy nhiên hiệu quả bảo vệ thấp hơn khẩu trang y tế và có thể khác nhau tùy theo cấu tạo và cách sử dụng (đặc biệt là vấn đề tái sử dụng ) của khẩu trang vải. Cần lưu { thông tin từ nhà sản xuất xem khẩu trang vải định sử dụng có đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của Bộ Y tế hay không?

 

RỬA TAY

  1. Covid-19 là virus gây bệnh đường hô hấp, tại sao rửa tay lại hạn chế được lây nhiễm mầm bệnh?

Tay người là bộ phận tiếp xúc với các vật dụng xung quanh nhiều nhất (cầm, nắm, sờ…), do đó cũng có nguy cơ cao bị nhiễm tác nhân (có thể là vi khuẩn, virus…) từ các vật dụng. Khi cầm vật dụng để ăn uống, hay lau mặt, hay các động tác tương tự đưa lên mặt dễ làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 (qua niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mắt…).

Rửa tay làm hạn chế, thậm chí loại bỏ, các tác nhân trên tay bị ô nhiễm nên hạn chế được nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng.

  1. Khi nào thì phải rửa tay để hạn chế lây nhiễm Covid-19?

Bất kz khi nào có nguy cơ ô nhiễm tay – nhất là sau khi lấy tay che mũi, miệng khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, sờ vào các vật dụng xung quanh. Ở các vùng nghi ngờ có người mắc hay phải tiếp xúc với người nghi ngờ có triệu chứng như ho, hắt hơi, sốt… thì càng phải thực hiện biện pháp rửa tay thường xuyên hơn. Ngoài ra nên rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thực phẩm… Cần tập thói quen rửa tay thường xuyên, kể cả không phải khi đang có dịch Covid-19, để phòng chống nhiều loại bệnh lây truyền khác do tay bị ô nhiễm. 

  1. Phải rửa tay như như nào mới đúng để có thể hạn chế được sự lây nhiễm của Covid-19?

Rửa tay theo quy trình 6 bước của Bộ y tế.

  1. Vì sao phải rửa tay bằng xà phòng?

Rửa tay bằng nước sạch mới làm giảm tác nhân như vi khuẩn, virus… Xà phòng là một hợp chất chứa acid béo este hóa và hydroxit natri hoặc hydroxit kali có tính năng tẩy rửa. Nhờ chất tẩy rửa có trong thành phần cấu tạo mà xà phòng có tính năng làm sạch. Những chất tẩy rửa này có sức căng bề mặt lớn, có tác dụng loại bỏ chất bẩn, chất hữu cơ có trên bàn tay. Vì vậy rửa tay bằng xà phòng làm giảm hơn nữa nguy cơ nhiễm Covid-19.

  1. Vì sao khi rửa tay với xà phòng cần phải rửa tối thiểu trong 30 giây?

Vì đây là thời gian tối thiểu để thực hiện đủ 6 bước rửa tay thường quy. Mặt khác muốn tăng hiệu quả sát trùng của xà phòng thì cần thời gian để hóa chất trong xà phòng tiêu diệt tác nhân gây bệnh trên tay.

  1. Thế nào gọi là rửa tay khô?

Rửa tay khô là biện pháp sát trùng bàn tay bằng dung dịch rửa tay chuyên dụng mà không cần rửa lại bằng nước. Các dung dịch rửa tay khô thường chứa cồn, sau khi sát trùng tay cồn bay hơi nên tay khô trở lại mà không cần lau hoặc xấy.

  1. Dung dịch rửa tay khô phải bảo đảm điều kiện gì mới có thể sử dụng để rửa tay khô phòng lây nhiễm Covid-19?

Tác nhân sát trùng chính trong dịch sát trùng tay (hay còn gọi là dung dịch rửa tay khô) là cồn. Vì vậy, theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, dung dịch sát trùng tay phải có nồng độ cồn đạt từ 60% trở lên. Ngoài ra, cồn là dung dịch dễ bay hơi; để làm tăng thời gian tiếp xúc giữa cồn với các vi trùng có trên tay cần làm chậm quá trình bay hơi của cồn nên trong các dung dịch này thường được bổ sung các chất làm chậm bay hơi cồn như glycerin chứ không chỉ pha loãng cồn với nước. 

  1. Ngoài việc rửa tay sạch, cần thực hiện thêm thói quen gì với đôi tay để hạn chế lây nhiễm Covid-19?

Không cầm vào mặt trước cũng như mặt sau của khẩu trang đã sử dụng. Không đưa bàn tay lên mặt – nhất là dụi mắt, ngoáy mũi hay cắn móng tay. Hạn chế chạm tay vào các bề mặt có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ ô nhiễm mầm bệnh.

VỆ SINH, DINH DƯỠNG

  1. Tại sao phải vệ sinh môi trường để hạn chế lây nhiễm Covid19?

Môi trường được xem như “ngôi nhà” của các tác nhân gây bệnh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ làm cho các tác nhân gây bệnh nói chung, virus Covid-19 nói riêng, không có “nhà” ở do đó hạn chế được lây nhiễm.

  1. Cần môi trường vệ sinh như thế nào để hạn chế lây nhiễm Covid-19?

Môi trường cần sạch sẽ thông thoáng. Nếu có ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ có tác dụng tiêu diệt virus rất hiệu quả. Khi cần thiết, ngoài vệ sinh chung cần phu thuốc khử trùng để tiêu diệt virus Covid-19.

  1. Cần vệ sinh nhà cửa như thế nào để hạn chế lây nhiễm Covid-19?

Nhà cửa (nhà ở, văn phòng…) là môi trường nơi con người sinh sống và làm việc và ở đó cũng có nguy cơ ô nhiễm Covid19. Do Covid-19 có trong không khí và đặc biệt là các bề mặt nên cần vệ sinh nhà cửa để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm không khí và ô nhiễm bề mặt. Nên để nhà thoáng khí; hạn chế hoặc không sử dụng điều hòa vì làm không khú tù đọng trong nhà; nếu có điều kiện nên mở cửa để cho không khí lưu thông. Quét dọn, lau chùi nhà cửa thường xuyên. Đặc biệt khi có ánh nắng mặt trời nên mở cửa để thông khí và cho ánh nắng mặt trời chiếu vào trong nhà có tác dụng tiêu diệt virus.

  1. Những đồ vật nào cần phải vệ sinh thường xuyên để hạn chế lây nhiễm Covid-19?

Những đồ vật cần vệ sinh thường xuyên để hạn chế lây nhiễm Covid-19 là những đồ vật có nguy cơ ô nhiễm cao như các đồ vật nhiều người cùng sử dụng: tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay vịn cầu thang, nút bấm điện thoại dùng chung, mặt bàn dùng chung… thậm trí cả tiền mặt luân chuyển giữa người này với người khác; các đồ vật của cá nhân nhưng tần suất tiếp xúc với bàn tay hay vùng mặt cao như điện thoại di dộng, bàn phím máy tính, mặt bàn làm việc…  

  1. Cần vệ sinh đồ vật và môi trường như thế nào là đúng cách?

Các đồ vật cần thường xuyên được lau rửa bằng các dung dịch sát trùng như xà phòng, dung dịch chứa cồn hay cloramin.

Với môi trường ngoài các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, thoát nước tốt, phát quang bụi rậm…; nếu nghi ngờ ô nhiễm thì cần phun khử trùng bằng dung dịch cloramin 0,2 % Clo hoạt tính. Nếu ở nơi đã có bệnh nhân nghi mắc Covid-19 thì phun dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính.

  1. Chất tẩy rửa nào thường được sử dụng để vệ sinh đồ vật và môi trường dự phòng lây nhiễm Covid-19?

Các chất tẩy rửa chứa chất ô-xy hóa hay cồn mới có tác dụng diệt mầm bệnh này. Chất ô-xy hóa hay được dùng nhất hiện nay là cloramin.

  1. Nên vệ sinh cá nhân như thế nào để đề phòng lây nhiễm Covid-19?

Để phòng lây nhiễm Covid-19, cần vệ sinh cá nhân tốt. Đây là biện pháp dự phòng không đặc hiệu. Vệ sinh cá nhân gồm:

  • Vệ sinh bàn tay: luôn giữa bàn tay sạch sẽ; rửa tay thường xuyên (như các câu trên).
  • Vệ sinh thân thể: tắm rửa hàng ngày. Dù vào mùa đông, vẫn cần tắm rửa hàng ngày để loại bỏ tác nhân tác nhân gây bệnh có thể bám trên da.
  • Vệ sinh quần áo: quần áo là nơi tác nhân có thể bám vào (ví dụ nước bọt), vì vậy cần thay quần áo thường xuyên và giặt bằng xà phòng.
  • Vệ sinh tóc: tóc dài, tóc rối… là nơi có thể chứa mầm bệnh (qua nước bọt người bệnh). Vì vậy nên cắt tóc ngắn, với nữ nên cuốn/búi tóc gọn gàng, gội đầu hàng ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh có thể vương trên tóc.

Không để móng tay, móng chân dài. Móng tay, móng chân là nơi có thể chứa mầm bệnh Covid-19, do đó luôn cắt ngắn móng tay, chân và vệ sinh tay sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh.

  1. Nên vệ sinh mũi họng như thế nào để đề phòng lây nhiễm Covid-19?

Niêm mạch mũi họng là cửa ngõ tấn công của virus Covid-19 cần bảo vệ tránh tổn thương các tế bào niêm mạc mũi họng vì các nguyên nhân khác sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Các biện pháp vệ sinh mũi, vệ sinh răng miệng chung mặc dù không đặc hiệu nhưng cũng nên áp dụng để giữ cho mũi, họng trong trạng thái khỏe mạnh nhất, tránh viêm nhiễm ở khu vực này, không chỉ hạn chế lây nhiễm Covid-19 mà còn hạn chế lây nhiễm nhiều loại mầm bệnh khác.

  1. Vì sao cần giữ ấm cơ thể để đề phòng lây nhiễm Covid-19?

Giữa ấm cơ thể giúp cho sức đề kháng chung của cơ thể được tốt hơn. Một số cơ quan khi bị lạnh có thể dẫn đến bị viêm nhiễm như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19; đồng thời nếu bị nhiễm thêm Covid-19 sẽ có nguy cơ làm bệnh nặng hơn.

  1. Nên duy trì chế độ ăn như thế nào để tăng sức đề kháng phòng chống Covid-19

Không có chế độ ăn đặc hiệu để tăng sức đề kháng riêng với Covid-19. 

Nên duy trì chế độ ăn hợp l{, đủ chất đinh dưỡng, có thể bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chung. Do chưa loại trừ khả năng lây qua thức ăn nên thực hiện “ăn chín uống sôi”. Tuyệt đối không ăn đồ ăn sống như tiết canh, thịt sống – đặc biệt là tiết canh, thịt sống của động vật hoang dã.

  1. Ăn nhiều tỏi có tác dụng chống Covid-19 không?

Trong dân gian, sử dụng tỏi làm giảm triệu chứng/làm nhẹ các bệnh cảm cúm thông thường. Tuy chưa chứng minh được tỏi có tác dụng chống Covid-19 nhưng cũng không có chống chỉ định sử dụng tỏi để tăng sức đề kháng chung.

  1. Nên chuẩn bị tâm lý như thế nào để vượt qua đại dịch Covid-19?

Công tác tâm lý cần được chuẩn bị cả cho người đã bị nhiễm Covid-19 cũng như người chưa nhiễm; tâm lý cả có cá nhân và cho cộng đồng.

Thực tế diễn biến dịch tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong Covid-19 thấp hơn so với SARS và MERS ; thực tế các trường hợp bị bệnh bên ngoài Trung Quốc cũng hiến có trường hợp tử vong; những người tử vong đa số là người bị nhiễm ngay từ Trung Quốc trước khi đi ra nước ngoài. Vì vậy bệnh Covid19 không nguy hiểm bằng SARS và MERS. Một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở Trung Quốc cao là do công tác tâm lý. Hiện nay trung Quốc đã thực hiện các biện pháp tâm lý cho cả cộng động bệnh nhân trong các cơ sở điều trị, có sở cách ly và đã đem lại hiệu quá rất tích cực. Vi vậy mỗi cá nhân không chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng về dịch bệnh. 

Thực tế các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của nước ta rất hiệu quả và đã được WHO ghi nhận. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, các biện pháp phòng chống dịch đã và đang được triển khai quyết liệt và đồng bộ từ trung ương đến các bộ ngành, địa phương trong cả nước chắc chắn chúng ta sớm kiểm soát được dịch Covid-19 và có thể Việt Nam – lần thứ hai sau dịch SARS – sẽ lại được thế giới biết đến chiến thắng của chúng ta trước dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm. Trên tinh thần đó cộng đồng chúng ta tự tin, không hoang mang để tránh xảy ra các khủng hoảng xã hội vì dịch bệnh.

Tài liệu này hy vọng là một cẩm nang kiến thức thường thức để giúp mỗi người nâng cao ý thức để bảo vệ mình và trách nhiệm bảo vệ cộng đồng, cùng nhau chúng ta vượt qua đại dịch Covid-19. 

 

 

 

ééééé

 

THÔNG TIN PHẢN HỒI XIN LIÊN HỆ:

Trung tướng GS.TS. Đỗ Quyết

Trưởng Ban chỉ đạo biên tập – Email: quyetdb@vmmu.edu.vn

Đại tá PGS.TS.BS Lê Văn Đông

Tổ trưởng Tổ biên soạn – Email: levandong@vmmu.edu.vn

 

Ban biên tập trân trọng mọi ý kiến góp ý của bạn đọc!

Leave a Reply