Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh mắt thường phân tiết nhiều, nghẹt mũi, viêm miệng ap-tơ (bệnh tưa), đỏ mông, chỉ cần chữa trị kịp thời là bệnh sẽ khỏi.
Tăng sự phân tiết ở mắt
Mọi người thường cho rằng chất phân tiết ở mắt trẻ đa số là do “hỏa khí lớn” gây nên, thực ra không phải như vậy.
Chất phân tiết ở mắt của trẻ sơ sinh tăng chủ yếu là do cảm nhiễm gây nên. Sự cảm nhiễm này có thể đến từ đường sinh sản, cũng có thể là do tay và dụng cụ của hộ lí khi đỡ đẻ. Chất phân tiết ở mắt thường có màu vàng hoặc màu vàng nhạt, thậm chí có màu xanh nhạt, bị dính đầy mắt, có thể kèm theo sung huyết hoặc thủy thũng.
Khi gặp trường hợp này có thể dùng khăn sạch lau sạch hai mắt, sau đó dùng thuốc kháng sinh để tra mắt (có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa). Khăn mặt của trẻ cần cho vào trong nước sôi để khử vi khuẩn, không nên dùng chung khăn của người lớn.
Trẻ sơ sinh dễ bị tắc mũi
Mao mạch trong mũi của trẻ sơ sinh nhiều, mô dính mềm và non, sức đề kháng yếu, đường thông trong khoang mũi ngắn và hẹp. Khi bị lạnh hoặc bị kích thích dễ làm cho mô dính trong mũi bị sung huyết và sưng nên gây tắc mũi.
Nếu nước mũi tích tụ thì càng làm cho mũi bị tắc, đôi khi còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, gây khó khăn cho việc trẻ bú. Sau khi nước mũi tích tụ và khô lại sẽ làm tắc lỗ mũi, nếu cậy nó ra sẽ làm tổn thương niêm mạc trong khoang mũi, thậm chí gây chảy máu và viêm nhiễm.
Vì vậy, khi thấy mũi trẻ bị tắc, nếu chỉ trong lỗ mũi thì có thể dùng tăm bông tiêu độc khều ra. Nếu bị tắc ở sâu bên trong thì nhỏ vài giọt nước ấm, sau khi mềm nó sẽ ra khi trẻ hắt hơi. Nếu mũi bị tắc có liên quan đến cảm mạo thì có thể dùng khăn bông thấm nước ấm cho bốc hơi vào trong mũi trẻ khoảng vài phút, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi mũi bị nghẹt nặng sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp và bú, nên cho trẻ đi khám bác sỹ để chữa trị.
Trên niêm mạc miệng có xuất hiện đốm trắng (viêm miệng Áp-tơ)
Niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh non nên thường dễ bị viêm nhiễm. Khi niêm mạc trên miệng của trẻ hoặc trên mặt lưỡi có xuất hiện những vật giống như cục sữa, khi dùng tăm bông lau không dễ mất đi, hiện tượng này bác sỹ gọi là bệnh tưa.
Đây là do niêm mạc miệng bị viêm nhiễm vi khuẩn tràng hạt màu trắng. Hiện tượng cảm nhiễm loại vi khuẩn này có thể do lúc đẻ, cũng có thể do dụng cụ cho bú hoặc đầu vú mẹ không sạch.
Thậm chí cũng có thể do niêm mạc miệng bị thương mà viêm nhiễm. Bệnh này thường thấy ở trẻ có cơ thể yếu và trong thời gian mới sinh.
Muốn chữa trị bệnh này thì chúng ta không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi theo chỉ định của bác sỹ. Đồng thời sau mỗi lần bú nên dùng tăm bông chấm 3% nước xút sạch để lau miệng, biện pháp này giúp bệnh khỏi rất nhanh.
Đề phòng bệnh viêm rốn
Khi rốn của trẻ sơ sinh bị sưng đỏ thường tiết ra chất màu vàng hoặc chất như mủ, điều đó chứng tỏ trẻ đã bị bệnh viêm rốn và cần phải chữa trị ngay. Trong thời kì đầu, động mạch rốn bị cắt đứt, tĩnh mạch rốn vẫn chưa đóng hoàn toàn.
Do rốn nằm ở bụng dưới nên dễ bị ô nhiễm bởi phân và nước tiểu, vi khuẩn dễ xâm nhập. Do đó, rốn của trẻ sơ sinh thường là cửa sổ của hiện tượng viêm nhiễm toàn thân. Nếu rốn luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ và khô ráo thì đây chính là chiếc chìa khóa phòng tránh bệnh viêm rốn. Khi thấy rốn có hiện tượng sưng đỏ thì phải chữa trị ngay không để cho bệnh tình phát triển.
Hiện tượng đỏ mông
Đây là căn bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh, chủ yếu là mông thường bị ẩm ướt do dính phân và nước tiểu, và vi khuẩn trong nước tiểu được bài ra phân giải thành chất Amoniac có tính kiềm làm kích thích da gây nên. Nếu bị nhẹ thì trẻ có hiện tượng mông màu hồng. Nếu bị nặng thì da ở mông trẻ bị lở loét và bị nhiễm khuẩn. Phương pháp quan trọng nhất để chống bệnh này đó là phải năng rửa và thay tã lót cho trẻ.
Thời gian đi tiểu của trẻ ngắn, lượng nước tiểu lại nhiều, trong ngày đại tiện nhiều lần, vì vậy cần phải thay tã lót cho trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh, phải dùng nước ấm rửa và lau sạch mông. Sau đó dùng thuốc dạng cao mềm loại thuộc da và chế mực 5% hoặc dầu thực vật bảo vệ da và xoa lên mông để bảo vệ da cho trẻ.
Mùa hè có thể cho trẻ để lộ phần mông. Không nên mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu nilon. Bởi vì, nó sẽ làm cho vùng mông của trẻ dễ bị tổn thương, gây đỏ mông. Đương nhiên tả lót sạch sẽ cũng là điều rất quan trọng. Khi giặt nên dùng xà phòng thơm xát và giặt sạch, sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời rồi mới đem sử dụng.