https://www.simoneetkurt.ch/wp-includes/slot-gacor-gampang-menang/ https://www.avisvascularcentre.com/wp-content/uploads/sbobet/ https://holycrosshigh.co.za/COVID19/slot-gacor/ https://www.avisvascularcentre.com/what-type-of-doctor-will-treat-my-varicose-veins/ https://bitcoinnewsinfo.com/wp-content/slot-gacor-2022/ https://www.maquillaje-para.net/



BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH

ĐẠI CƯƠNG

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE = COPD) la một tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng dẫn khí tiến triển dần và không hồi phục hoàn toàn do phản ứng viêm bất thường của phổi đối với hạt hay khí độc. Bệnh Phổi Tắc nghẽn Mạn tính (COPD) là một bệnh ngừa được và điều trị được và điều trị được với một số hậu quả ngoài phổi có thể góp phần vào độ nặng của từng bệnh nhân.

CHẨN ĐOÁN

  1. Tiền sử : hút thuốc lá >10 gói-năm và/hoặc tiếp xúc với khói của các chất sinh khối (biomass) khói bụi trong môi trường nghề nghiệp.
  2. Bệnh sử và triệu chứng
  • Ho khạc đàm mạn tính : có thể đạt mức chẩn đoán viêm phế quản mạn: 3 tháng liên tục trong 2 năm liên tiếp ; thường nặng  về mùa đông; trong ngày, nhiều nhất vào sáng sớm , dần dà ho cả ngày. Có khi ho không khạc đàm hay bệnh nhân có thói quen nuốt đàm.
  • Đàm thường gặp. thường nhày (có mủ trong đợt cấp ). Khó thở ; xuất hiện từ từ, lúc đầu khi gắng sức , sau đó trở thành thường xuyên: có thể kèm theo khò khè , đặc biệt khi gắng sức.
  1. Khám lâm sàng
  • Trong giai đoạn muộn có lồng ngực hình thùng . Hạ sườn co rút khi thở. Khám phổi :thì thở ra kéo dài > 6 giây , điển hình >9 giây, rì rào phế nang giảm hai bên, có ran phế quản.
  • Lưu ý BN có tiền sử và/hoặc bệnh sử ho khạc đàm , khó thở cũng như khám lâm sàng gợi ý cần phải lưu ý chẩn đoán COPD và chỉ định đo hô hấp ký.
  1. Cận lâm sàng
  • Hô hấp ký toàn bộ giúp chẩn đoán xác định và phân biệt. FEV1, FVC, VC ,FEV1/FVC giúp chẩn đoán xác định tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn . Các khảo sát khác giúp chẩn đoán phân biệt và nhận diện các kiểu hình của bệnh:thể tích phổi (TLC , RV , FRC tăng khi khí phế thũng nặng); khả năng khuyết tán khí thường giảm trong khí phế thũng.
  • X quang ngực : khi bệnh nặng, 2 phế trường sáng , cơ hoành phẳng và hạ thấp , bóng tim nhỏ, hình giọt nước; X quang có vai trò chủ yếu là để loại trừ chẩn đoán khác . CT scan ngực hữu ích trong chẩn đoán khí phế thũng.
  • Xét nghiệm khác để lượng giá biến chứng tâm phế mạn : ECG, siêu âm tim.
  • Alpha-1 antitrypsin giúp chẩn đoán nguyên nhân trên các trường hợp COPD người trẻ.
  1. Chẩn đoán xác định :
  Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp

Ho khạc đờm kéo dài không có nguyên nhân khác , FEV1/FEV1 <70% giúp xác định chẩn đoán có nghẽn tắc và FEV1 giúp phân loại mức độ tắc nghẽn. Tỉ lệ FEV1/FEV1< 70% cố định này bị phê bình nhiều vì gây chẩn đoán tắc nghẽn luồng khí quá mức ở người lớn tuổi và dưới mức ở người trẻ tuổi.

Theo ATS/ERS 2005  dùng FEV1/FEV1 < LLN (Lower Limit of normal) giới hạn bình thường dưới ( đã được tính sẵn trong máy theo tuổi bệnh nhân)

  1. Chẩn đoán phân biệt :
  • Lao phổi : ho kéo dài, khạc đờm, có thể ho ra máu, X quang phổi có tổn thương thâm nhiễm hoặc dạng hang. Xét nghiệm đàm, dịch phế quản thấy trực khuẩn kháng cồn, kháng toan, hoặc nuôi cấy môi trường lỏng MGIT Bactec (+).
  • Giãn phế quản : ho khạc đờm kéo dài, đờm đục hoặc đờm mủ nhiều, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm. Chụp CT Scan thấy hình ảnh giãn phế quản.
  • Hen phế quản :

 

Chẩn đoán phân biệt giữa COPD và hen phế quản

Hen phế quảnBPTNMT
Thường bắt đầu khi còn nhỏ

Các triệu chứng biến đổi hàng ngày

Tiền sử dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, viêm khớp, và/ hoặc chàm.

Gia đình có người cùng huyết thống mắc hen.

Các triệu chứng ho khó thở thường xuất hiện vào ban đêm/ sáng sớm

Khám ngoài cơn hen có thể hoàn toàn bình thường

Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn: FEV1/FVC ≥ 70% sau nghiệm pháp giãn phế quản.

Hiếm khi có biến chứng tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn.

 

Xuất hiện thường ở người ≥ 40t

Các triệu chứng tiến triển nặng dần

Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.

Khó thở lúc đầu khi gắng sức, sau đó khó thở liên tục.

Luôn có triệu chứng khi khám phổi

 

 

 

 

Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn:FEV1/FVC < 70%

 

Biến chứng tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn thường xảy ra ở giai đoạn cuối.

  Điều trị chống đông - Y học lâm sàng

Leave a Reply